Logistics performance index là gì? Có điểm gì nổi bật?

Posted by htbyen
Category:

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung cũng như Logistics nói riêng xuất hiện rất nhiều chỉ số quan trọng khiến nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu có thể nhầm lẫn hoặc thậm chí hiểu sai. Đặc biệt về chỉ số LPI – chỉ số năng lực quốc gia về logistics dùng để đánh giá, một yếu tố được đất nước quan tâm và coi trọng. Song không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm logistics performance index này. Bởi thế cho nên, trong bài viết chia sẻ kiến thức dưới đây, Savata sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến thuật ngữ này để Quý Doanh nghiệp nắm rõ điểm nổi bật của chỉ số LPI và từ đó có những định hướng đúng đắn cho hoạt động Logistics, xuất nhập hàng quan trọng sắp tới.

Đánh giá chung về thực trạng lĩnh vực Logistics hiện nay

Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1300 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh (chiếm đến 70% tổng số các doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ logistics). Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam đa số có quy mô vừa và nhỏ. Chủ yếu là làm đại lý cho các Nhà cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia. Quy mô của các trung tâm logistics nhìn chung còn khá nhỏ, dưới 10ha và chủ yếu là phục vụ một số doanh nghiệp trong Khu Công Nghiệp hoặc ở một tỉnh, thành phố. Vẫn chưa phát triển được đến quy mô ở một ngành hoặc một vùng kinh tế.

Bên cạnh đó, các trung tâm Logistics của Việt Nam còn thiếu nhiều dịch vụ đặc thù để tạo ra giá trị gia tăng cao cho khách hàng sử dụng dịch vụ của trung tâm. Lao động trong ngành này cũng chưa được đào tạo một cách bài bản và chính quy về các kiến thức kỹ năng chuyên ngành. Chi phí Dịch vụ Logistics còn cao, chất lượng tuy đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Logistics performance index là gì? Có điểm gì nổi bật?
Hoạt động Logistics thời đại số hiện nay có những bước tiến mới ở các phương thức đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục.

Vấn đề chủ chốt là do thiếu hiệu quả trong kỹ thuật và tổ chức thực hiện hoạt động logistics. Bao gồm chi phí “bôi trơn” trong công tác vận chuyển, việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải không đồng bộ. Vận tải đường bộ chưa đáp ứng được các yêu cầu của chủ hàng và cảng biển chưa được khai thác hết tiềm năng. Điều đó đòi hỏi hơn nữa những giải pháp hiệu quả nhằm giúp đỡ và khuyến khích các Doanh nghiệp cũng như nâng cao nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.

>>Xem thêm: Cảng ở Ấn Độ có quy mô lớn

Logistics performance index là gì?

Logistics performance index (viết tắt là LPI) là chỉ số năng lực quốc gia về logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và đưa ra công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”.

Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan. Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo điều tra về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) năm 2018. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 39/160 nước điều tra, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Việt Nam có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.

Logistics performance index là gì? Có điểm gì nổi bật?
Logistics performance index (LPI) là chỉ số năng lực quốc gia về logistics do Ngân hàng thế giới nghiên cứu dựa trên các tiêu chí đánh giá, tạo ra mức tỷ trọng tăng trưởng lên xuống từng giai đoạn.

Tất cả các chỉ số đánh giá LPI 2018 đều tăng vượt bậc, trong đó có mức tăng cao nhất là năng lực chất lượng dịch vụ (xếp hạng 33, tăng 29 bậc), và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hoá (xếp hạng 34, tăng 41 bậc). Điều này phản ánh thực trạng về cải thiện năng lực của doanh nghiệp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics, với tỷ lệ từ 15 – 20% vào năm 2015 – 2016 đã tăng lên 40 – 50% vào 2017 – 2018 (theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam VLA).

Logistics performance index có gì nổi bật? Tiêu chí đánh giá chỉ số LPI?

Để tính toán LPI, Ngân hàng Thế giới đã thiết kế một bộ câu hỏi khảo sát gửi đến những người hoạt động logistics như các nhà giao nhận, vận tải để nhận được sự đánh giá của họ về năng lực hoạt động logistics của các quốc gia họ tiến hành hoạt động và của những người họ giao dịch trong quá trình hoạt động đó.

Có 6 yếu tố đánh giá chỉ số logistics performance index (LPI) bạn cần nắm rõ

  • Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT);
  • Giao hàng: Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi…;
  • Năng lực: Năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; Đại lý giao nhận; Cơ quan hải quan; Cơ quan kiểm tra chuyên ngành; Cơ quan kiểm dịch; Đại lý hải quan; các Hiệp hội liên quan đến thương mại và vận tải; người giao và người nhận hàng;
  • Truy xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng;
  • Thời gian: Sự đúng lịch của các lô hàng khi tới đích so với thời hạn đã định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn;
  • Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quan.

Các tiêu chí trên được lựa chọn dựa trên những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và trên kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics, bao gồm các Công ty logistics lớn trên thế giới.

6 tiêu chí của LPI quốc tế có thể được phân làm 02 nhóm chính

  • Đầu vào chính của chuỗi cung ứng: Các tiêu chí liên quan đến cơ chế, chính sách (Thông quan, Hạ tầng và Năng lực dịch vụ);
  • Đầu ra của chuỗi cung ứng: Các chỉ số về Thời gian, Chi phí và Mức độ tin cậy (tương ứng với các tiêu chí Thời gian, Giao hàng và Truy xuất).

Đối với LPI trong nước, Ngân hàng Thế giới không xếp hạng mà chỉ đưa ra dữ liệu thống kê đối với 4 tiêu chí

  • Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT);
  • Dịch vụ: Năng lực, mức độ phát triển của dịch vụ logistics;
  • Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành;
  • Độ tin cậy của chuỗi cung ứng: Khả năng đáp ứng của các Nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước.
Logistics performance index là gì? Có điểm gì nổi bật?
Tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của Logistics performance index gồm hạ tầng, năng lực, thời gian, thông quan, giao hàng, truy xuất,…các cá nhân, Doanh nghiệp cần nắm rõ và hiểu đúng.

Cho đến nay, Việt Nam mới có khoảng 1.300 Doanh nghiệp cung cấp Dịch vụ logistics (dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, bốc xếp…). Những doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở TP.Hồ Chí Minh – nơi thu hút trên 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đa số các Nhà cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu làm đại lý cho các nhà cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia trong từng hoạt động này.

Nhìn chung, quy mô của các trung tâm Logistics còn nhỏ, dưới 10ha và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực KCN hoặc một tỉnh thành, chưa phát triển được đến quy mô một ngành hoặc một vùng kinh tế. Bên cạnh đó, các trung tâm Logistics của Việt Nam còn thiếu nhiều dịch vụ đặc thù để tạo ra giá trị gia tăng cao cho khách hàng sử dụng dịch vụ của trung tâm. Lao động trong ngành này cũng chưa được đào tạo một cách bài bản và chính quy về các kiến thức kỹ năng chuyên ngành.

Chi phí dịch vụ Logistics còn cao, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Theo báo cáo hỗ trợ bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức thì chi phí LPI chiếm tỷ lệ 20,9% trong GDP của Việt Nam. Chi phí vận tải chiếm khoảng 60% trong toàn bộ chi phí Logistics nước ta…Đó là những rào cản không nhỏ đối với sự phát triển ngành dịch vụ Logistics của nước ta. Bên cạnh đó, chỉ số hoạt động LPI của nước ta còn thiếu hiệu quả so với các nước trên thế giới và trong khu vực bởi thiếu độ tin cậy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới.

Savata đã chia sẻ thông tin chi tiết về logistics performance index, bao gồm khái niệm, các điểm nổi bật cũng như tiêu chí đánh giá LPI hiện nay, các cá nhân hoặc Doanh nghiệp, Tổ chức nào đang gặp phải một số vướng mắc trong hoạt động Logistics – xuất nhập khẩu hàng hóa thì cần cập nhật kiến thức hữu ích từ bài viết này nhằm phục vụ hiệu quả cho công việc giao thương, thương mại. Chỉ số đánh giá LPI này đóng vai trò quan trọng trong mọi phương thức vận tải, kể cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không nên phải hiểu đúng về nó. Và khi đơn vị bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển đi Bắc Nam, Trung Quốc, Đài Loan,…hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá dịch vụ nhanh tốt nhất.

Trả lời