Tìm hiểu loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển

Posted by htbyen
Category:

Ngày nay, với nhu cầu mua sắm và chuyển gửi hàng hóa đi toàn quốc tăng cao, ngoài Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đường bộ thì vận chuyển container đường biển cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Vận chuyển đường biển giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và đảm bảo tính hiệu quả giao nhận hàng tốt nhất. Song nhiều người đang thắc mắc về các loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển gồm những gì thì mời tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây của Savata chúng tôi để sớm có câu trả lời nhé.

Vận tải hàng hóa đường biển Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng trước dịch Covid-19

Hiện nay, việc vận chuyển hàng hóa đang là mối quan tâm lớn của các Doanh nghiệp. Trong đó, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một trong những loại hình vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển dàn trải trên cả nước, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng sâu rộng trong thời gian dài nhưng sản lượng vận tải biển và hàng hóa qua cảng biển vẫn giữ đà tăng, nhất là hàng container có sự tăng trưởng khả quan; kết nối giữa phương thức vận tải hàng hải và đường thủy nội địa có chuyển biến tích cực, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ. Sự khác biệt giữa vận chuyển đường bộ và đường biển chính là loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển. Tùy theo loại hàng hóa mà các Doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức vận chuyển khác nhau để đảm bảo vận chuyển hàng hóa an toàn và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Tìm hiểu loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển
Tuy phải đối mặt với tình hình khó khăn, thách thức từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động vận tải hàng hóa đường biển vẫn giữ đà tăng trưởng ở mức ổn định.

Về vận tải biển Quốc tế, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, trong đó một số tuyến vận tải xa điển hình tuyến Việt Nam đi Châu Mỹ với 18 tuyến (Lạch Huyện 2 tuyến/tuần, Cái Mép – Thị Vải 16 tuyến/tuần); tuyến Việt Nam đi Châu Âu 2 tuyến/tuần (2 tuyến/tuần tại cảng Cái Mép – Thị Vải); tuyến Việt Nam đi Châu Á, Phi, Australia (Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM,…). Đặc biệt, các cảng biển Việt Nam tại Hải Phòng, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu đã lọt vào danh sách 50 cảng biển thông qua lượng hàng container lớn nhất trên thế giới.

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng (cầu bến, phao neo, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa) đầy đủ chức năng, quy mô và được phân bố trải rộng theo vùng miền, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển. Hầu hết, các cảng biển hiện do các Doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác sở hữu và trực tiếp tổ chức khai thác.

Có thể nói, cảng biển đang đóng vai trò đầu tàu kéo vận tải biển, Dịch vụ logistics phát triển, giúp cho các doanh nghiệp vận tải biển đã bắt đầu có lãi, đứng chân được trong thị trường hàng hải và cũng chính sự hiệu quả trong khai thác cảng biển đã giúp Việt Nam thu hút được khoản tiền đầu tư rất lớn từ nguồn xã hội hóa. Trong tổng số 250.000 tỷ đầu tư vào kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm qua, nguồn vốn xã hội hóa huy động được chiếm tới 84%, đây là một kết quả đáng mừng trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp.

Đưa ra kế hoạch năm 2022, Cục Hàng hải tiếp tục triển khai các nội dung của đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050; đề án phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực hàng hải.

Tìm hiểu về các loại hàng hóa vận tải chủ yếu bằng đường biển

Khi cần sử dụng phương thức vận tải đường biển, bạn sẽ phải tìm hiểu xem hàng hóa của mình thuộc loại có thể chuyển chở trên tuyến đường này hay không. Mỗi một chủ hàng khi quyết định sẽ lựa chọn hình thức vận tải cho lô hàng của mình thì chắc rằng cũng đã cân nhắc rất kỹ. Song song với các vấn đề khác cần quan tâm, một vài người lần đầu sử dụng đường biển sẽ thắc mắc không biết rằng loại hàng mà mình cần vận chuyển có phù hợp, được phép đưa lên tàu hàng để di chuyển ngoài biển hay không.

Từ một vài đặc điểm mà phương thức vận tải đường biển sở hữu, điều đó cho phép người ta có thể chuyên chở gần như tất cả mọi loại hàng hóa trên tuyến đường này. Những con tàu có kích thước, tải trọng lớn đảm bảo tốt chỗ chứa cho những mặt hàng cồng kềnh. Còn những loại hàng vừa và nhỏ sẽ được đóng thùng và xếp gọn ở một vị trí cố định trên tàu.

Về cơ bản, mọi loại hàng đều có thể vận chuyển bằng đường biển nhưng lô hàng được vận chuyển cũng phải lớn theo quy định tối thiểu của các đơn vị Dịch vụ vận tải. Ngoài ra, vì tính chậm chạp khi di chuyển trên biển nên với những mặt hàng cần được giao nhận nhanh thì đây không phải là một lựa chọn thật sự tối ưu. Nếu nói vận chuyển đường biển có thể áp dụng đối với hầu hết các loại mặt hàng thì những loại mặt hàng nào là nên dùng hình thức vận chuyển đường biển nhất? Đó là các mặt hàng đóng hộp như:

  • Các loại hàng đóng hộp, giày da vải, đồ chơi, kim loại: Là những mặt hàng tốn ít diện tích, lại có tính bảo quản lâu. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển dù dài ngày vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Bên cạnh đó, nhờ chiếm ít diện tích nên có thể vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn, giúp tiết kiệm cả thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp
  • Khoáng sản: Số lượng lớn những giá trị thường thấp. Trong trường hợp này, những khoáng sản có giá trị thấp như quặng, than,…nên lựa chọn đường biển để vận chuyển sẽ tối ưu về chi phí.
  • Hàng đông lạnh: Hàng đông lạnh là loại hàng được cho là “kén chọn” hình thức vận chuyển nhất. Nếu vận chuyển quốc tế, chỉ có thể dùng tàu để chuyên chở sẽ thuận tiện trong lúc di chuyển. Nhưng nếu chỉ là nhu cầu trong nước thì đường biển sẽ không tối ưu cho mặt hàng này.
  • Hàng có khối lượng nặng: Tương tự như hàng đông lạnh, loại hàng có kích thước lớn và khối lượng nặng mà không thể chuyên chở bằng những hình thức nào khác thì chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là đường biển.
Tìm hiểu loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển
Các chủ hàng, Doanh nghiệp, Nhà vận chuyển cần hiểu rõ về các loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển thì mới đưa ra quyết định đúng đắn nên hay không nên chọn phương thức này.

Một số ưu điểm của phương thức vận tải đường biển

  • Loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phù hợp với hàng cồng kềnh, hàng có khối lượng lớn;
  • Chi phí vận chuyển khá hợp lí, rẻ hơn rất nhiều so với việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không;
  • Việc vận chuyển không bị hạn chế về công cụ hỗ trợ vận chuyển lẫn số lượng phương tiện, cực kì linh động;
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ít gặp trở ngại hơn vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ giúp hàng hóa vận chuyển nhanh, tiết kiệm thời gian;
  • Hoạt động Thương mại Quốc tế giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trở nên mở rộng, không ngừng phát triển.

Vận tải đường biển vẫn có những hạn chế

  • Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền nên sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác;
  • Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu Chuyển phát nhanh hàng hóa.

>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng đường biển

Khối lượng container vận tải hàng đường biển có quy định gì không?

Để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì còn một khâu trung gian nữa không thể thiếu trong mỗi chuyến hàng đó là chuyển hàng từ Công ty, Xí nghiệp, Doanh nghiệp đến cảng biển. Phương tiện hỗ trợ cho công việc này đó là xe Container. Là người kinh doanh, bạn cũng cần phải biết quy định về khối lượng xe container cho mỗi lần vận chuyển hàng đến bến cảng.

Theo quy định của Công ước SOLAS, người gửi hàng có thể kiểm tra xác nhận khối lượng toàn bộ của container đã được đóng hàng theo một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Cân toàn bộ container và hàng hóa chứa bên trong tại trạm cân được công nhận.
  • Cách 2: Cân riêng khối lượng của hàng hóa và khối lượng của cotainer tại trạm cân được công nhận.

Người gửi hàng phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về khối lượng toàn bộ của container cho thuyền trưởng hoặc đại diện của thuyền trưởng và đại diện bến cảng trước khi container được xếp lên tàu. Trong trường hợp người gửi hàng không cung cấp thông tin này, container không được phép đưa lên tàu.

Tìm hiểu loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển
Khối lượng container chở hàng bằng đường biển cần phải được cung cấp một cách đầy đủ, chính xác và trung thực nhất cho các đơn vị liên quan trước khi xếp lên tàu hàng.

Đến với Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển tại Savata, khách hàng sẽ nhận được

  • Thuê Dịch vụ vận tải với giá cước tốt;
  • Báo giá cước dịch vụ cho lô hàng cần gửi đi;
  • Cung cấp Dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp;
  • Là đối tác của nhiều hàng tàu nổi tiếng Việt Nam, Quốc tế;
  • Đa phương thức vận chuyển, linh hoạt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc về hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển;
  • Đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa khu vực nội địa và ra nước ngoài;
  • Hỗ trợ các vấn đề liên quan tới thủ tục trong quá trình thông quan lô hàng;
  • Hàng hóa luôn được đảm bảo an toàn trong suốt thời gian di chuyển;
  • Hàng hóa được giao nhận đúng tiến độ;
  • Bảo hiểm hàng hóa 100%.

Quy trình vận chuyển số lượng lớn hàng hóa nguyên container đường biển

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin qua Hotline/Email khi khách có nhu cầu vận tải hàng hóa đi Bắc Nam/Quốc tế;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển đi Trong nước/Quốc tế”.

Savata đã liệt kê các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển để Quý Doanh nghiệp có thể cân nhắc xem lô hàng của mình liệu có phù hợp với phương thức vận tải này hay không. Cần biết rằng, việc nắm rõ các loại hàng hóa vận chuyển chủ yếu bằng đường biển là gì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp bạn. Và khi cần tìm kiếm một Công ty vận tải biển Chất lượng – Uy tín – Chuyên nghiệp – Cước phí cạnh tranh tốt nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình về các giải pháp vận chuyển hàng hóa ưu việt hiệu quả nhất nhé!

Trả lời