Chi phí logistics là gì? Cách tính như thế nào chuẩn nhất?

Posted by htbyen
Category:

Chi phí Logistics là khái niệm phổ biến trong lĩnh vực vận tải nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đầy ngành logistic cũng như phát triển kinh tế, chi phí logistics thấp sẽ góp phần quan trọng vào việc thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất/nhập khẩu. Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về thuật ngữ chi phí logistics là gì, Savata xin chia sẻ các kiến thức căn bản nhất về khái niệm, cách tính chi phí và thế mạnh của chúng tôi khi cung cấp Dịch vụ vận tải biển Nội địa/Quốc tế cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp.

Thế nào là chi phí logistics?

Chi phí logistics là gì? Chi phí logistics trong Tiếng Anh là Logistics Costs. Chi phí logistics đề cập tới việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, bao gồm nhân lực, hàng hóa, tiền bạc, thông tin để thực hiện Dịch vụ chăm sóc khách hàng; nó được tính bằng khối lượng tiền tiêu thụ.

Khi gắn với dòng chu chuyển hàng hóa thương mại, chi phí logistics diễn tả số tiền được chi cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa và việc điều hành sản xuất (có liên quan trực tiếp tới lưu chuyển hàng hóa).

Chi phí logistics là gì? Cách tính như thế nào chuẩn nhất?
Chi phí logistics (Logistics Costs) được hiểu là chi phí cho hệ thống phân phối dịch vụ hậu mãi, nguồn cung ứng hàng hóa và việc điều hành sản xuất.

Chi phí logistics gắn liền với lưu chuyển và phân phối nguyên liệu, hàng hóa vì vậy trong các tài liệu người ta thường nói tới chi phí phân phối (mục đích của lưu chuyển hàng hóa) như là một cách gọi khác của chi phí lưu thông. Mặc dù có đôi chút khác biệt nhưng chúng ta có thể tạm xem chúng là tương đương.

Chi phí Logistics bao gồm: Chi phí vận tải – chiếm một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối; Chi phí cơ hội vốn – suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác; và Chi phí bảo quản hàng hóa – gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa.

Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay

Ngành logistics ở Việt Nam đang ngày càng cải thiện để giảm mức chi phí Logistics một cách tối đa nhất. Tuy nhiên hiện tại Việt Nam vẫn đang đương đầu với những khó khăn và bất cập nhất định dưới đây:

Vai trò chưa rõ ràng

Thực trạng có nhiều doanh nghiệp chưa nhận định được vai trò quan trọng của Logistics trong vấn đề giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Cụ thể Logistics sẽ có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực như marketing, sản xuất, vận tải, phân phối, tồn kho. Tuy nhiên việc tổ chức rời rạc các phòng chức năng khiến việc quản lý sẽ khó khăn và không thống nhất.

Ngoài ra, hệ thống phân phối chỉ tập trung chủ yếu ở các khu đô thị mà bỏ lỡ ở nông thôn. Doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ thuê ngoài như đại lý khai thuê hải quan, dịch vụ thuê ngoài 3PL…Điều này dẫn đến mức độ chuyên môn hóa chưa cao khiến mức chi phí Logistics còn cao.

Cơ sở hạ tầng kém

Một trong những thực trạng tiếp theo gây khó khăn cho ngành logistics là cơ sở hạ tầng yếu kém. Chất lượng hệ thống giao thông không đồng bộ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn giao thông. Cụ thể như các cảng biển tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa chưa thể tiếp nhận các tàu container thông thương do chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Ngoài ra các phương thức vận tải đường bộ là chính, vận tải đường hàng không chưa nhiều. Bên cạnh đó tồn tại hạn chế về đường hẹp, chất lượng kỹ thuật đường bộ chưa cao, năng lực vận tải quá thấp, trình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra.

Vận tải đường sắt hiện không được dùng để vận tải hàng hóa trọng lượng cao và tốn rất nhiều thời gian. Vận tải đường thủy bằng sà lan có thời gian vận chuyển khá lâu nên chưa được khách hàng lựa chọn. Đặc biệt sự kết hợp các ưu điểm của các phương thức vận tài khác nhau chưa phổ biến ở Việt Nam. Những lý do đó dẫn đến tổng chi phí logistics rất cao khiến giá bán hàng hóa tăng theo.

Chi phí logistics là gì? Cách tính như thế nào chuẩn nhất?
Thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam hiện nay là nhân lực không đảm bảo, cơ sở hạ tầng còn kém cũng như vai trò Logistics chưa được định hình rõ ràng ở các Doanh nghiệp.

Nhân lực không đảm bảo

Ngoài ra do nguồn nhân lực tại Việt Nam về lĩnh vực Logistics không đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Do đó gây nên những hạn chế khi thực hiện các công việc liên quan. Chính những lý do và tồn tại kể trên mà chi phí Logistics hiện nay tại Việt Nam khá cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Cách tính chi phí logistics thế nào chuẩn xác nhất?

Dưới đây là công thức tính chi phí Logistics để có thể xác định được giá bán hàng bán. Giá bán hàng hóa có giá trị lớn hơn hoặc tối thiểu bằng với mức chi phí này.

G ≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1)

* Trong đó:

  • C1: Giá thành sản xuất hàng hóa;
  • C2: Chi phí hoạt động marketing;
  • C3: Chi phí vận tải;
  • C4: Chi phí cơ hội vốn;
  • C5: Chi phí bảo quản hàng hóa.

Tóm lại công thức tính chi phí Logistics bao gồm: Clog = C3 + C4 + C5

Chi phí vận tải C3

Công thức tính chi phí vận tải C3 sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như giá xăng dầu, số lượng hàng hóa, trọng tải… Hiện nay các doanh nghiệp đang tìm cách giảm thiểu chi phí vận tải bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Chi phí cơ hội vốn C4

Công thức tính chi phí cơ hội vốn C4 như sau:

C4 = (qikv)t [(1+r)t-1] (2)

* Trong đó:

  • qi: số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi
  • kv: định mức vốn cho 1 đơn vị sản phẩm và phụ thuộc công nghệ sản xuất
  • t = 1 ÷ m: thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ
  • r: mức lãi suất phải trả cho vốn vay.

Chi phí bảo quản hàng hóa C5

Công thức tính chi phí bảo quản hàng hóa C5 như sau:

C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh (3)

* Trong đó:

  • Tbq: Thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qì;
  • glk: Chi phí trung bình cho 1 đơn vị hàng hóa lưu kho trong 1 ngày;
  • k: Tỷ lệ tổn thất, hư hỏng của hàng lưu kho;
  • g: Giá trị của đơn vị hàng lưu kho;
  • Cbh: Chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho;
  • qi: Số lượng sản phẩm cho 1 lần gửi hàng đi.

>>Xem thêm: Giám định mớn nước là gì?

Thế mạnh của Dịch vụ vận tải biển bằng container tại Savata là gì?

Savata thực hiện các chuyến vận tải hàng bằng container đường biển Nội địa/Quốc tế với những điểm mạnh sau:

  • Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Kết nối linh hoạt với các hãng, các Doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới;
  • Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Đội ngũ kỹ thuật khảo sát, tư vấn và bốc xếp, đóng hàng riêng biệt cam kết hàng được bảo quản kỹ càng;
  • Các thủ tục giao nhận hàng nhanh chóng, đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
  • Luôn đủ chỗ trên tàu để phục vụ nhu cầu vận tải biển Nội địa/Quốc tế tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Thu xếp tất cả mặt hàng, tần suất vận tải hàng thường xuyên, năng suất vận tải lớn, không hạn chế số lượng;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
  • Phương tiện xe kéo, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng hóa hiện đại, chắc chắn;
  • Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
  • Chính sách đền bù 100% giá trị hàng số lượng lớn nếu phát hiện lỗi do Nhà vận chuyển;
  • Quý khách sẽ được mua bảo hiểm hàng khi vận chuyển đường biển tuyến Nội địa/Quốc tế;
  • Có Hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
  • Cam kết bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hóa khách cung cấp;
  • Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
  • Luôn hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển,…

Quý Doanh nghiệp có thể hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi sẽ đưa xe đến tận xưởng, kho hàng của khách trung chuyển hàng ra bến cảng, cho hàng lên tàu đã được book lịch trước đó đến tận cảng biển nơi cần giao. Ngay khi hàng tới cảng, chúng tôi sẽ thực hiện việc trung chuyển hàng tới tận nơi hoặc khách hàng có thể đến cảng nhận hàng về. Điều này cũng minh chứng cho sự chuyên nghiệp trong mọi khâu (từ vận hành tới kinh doanh). Hoạt động theo phương châm: “Chuyên nghiệp – An toàn – Chất lượng – Hiệu quả – Giá cạnh tranh tốt nhất”, tin chắc sẽ làm hài lòng Quý khách hàng trong và ngoài nước.

Chi phí logistics là gì? Cách tính như thế nào chuẩn nhất?
Cosco Shipping hiện là một trong những hãng tàu biển uy tín, danh tiếng mà Savata đang liên kết để thực hiện các chuyến gửi hàng đi Quốc tế, Châu Âu.

* Lưu ý, đối với các tuyến xuất khẩu hàng Việt Nam – Quốc tế, do liên quan đến giao dịch quốc tế nên hàng hóa cũng cần làm nhiều thủ tục phức tạp hơn hàng nội địa, trong đó phải nói đến thủ tục hải quan và có thể liên quan cả tới giấy phép xuất nhập khẩu hay kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa.

Nhận gom hàng tại các cảng biển Việt Nam

  • Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
  • Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
  • Cảng Đà Nẵng;
  • Cảng Hải Phòng;
  • Cảng Quy Nhơn;
  • Cảng Quảng Ninh;
  • Cảng Dung Quất;
  • Cảng Vân Phong;
  • Cảng Cửa Lò;
  • Cảng Chân Mây,…

Các cảng đến của mỗi tuyến vận tải chúng tôi đã và đang thực hiện

  • Đến Trung Quốc: Beihai, Qinzhou, Huangpu, Hongkong, Fuzhou, Ningbo, Lianyungang, Rizhao, Tianjin,…;
  • Đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga: Inchon, Pusan, Kunsan, Masan, Ulsan, Pohang, Chiba, Kashima, Kawasaki, Kobe, Nagoya, Osaka,…;
  • Đến Đông Nam Á: Kosichang, Bangkok, Haiphong, Hochiminh, Jakarta, Surabaya, Singapore, Manila,…;
  • Đến Châu Âu: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, Liverpool, Amsterdam,…

Các loại container sử dụng để vận tải hàng Quốc tế đường biển

  • Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container hở mái (container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng…;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh.

Quy trình vận chuyển hàng nguyên chuyến đường biển

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đi Bắc Nam/Quốc tế;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển hàng đi Bắc Nam/Quốc tế và bảo hiểm hàng đường biển;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận tải hàng số lượng lớn đường biển đi Trong nước/Quốc tế”.

Như vậy, Đơn vị vận tải biển Savata đã cập nhật những kiến thức liên quan đến khái niệm chi phí logistics là gì, cách tính chi phí logistics như thế nào là chuẩn xác nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nêu rõ thực trạng chi phí logistics tại Việt Nam để khách hàng kịp thời nắm rõ tình hình mà sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa sao cho phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần tìm thuê và sử dụng trọn gói Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container nguyên chuyến đường biển Bắc Nam, Quốc tế giá tốt nhất.

Trả lời