Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển như thế nào?

Posted by htbyen
Category:

Trong rất nhiều loại hình vận chuyển hàng hóa thì vận chuyển và nhập khẩu bằng đường biển là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Hàng hóa nhập khẩu đường biển chiếm tỉ trọng lớn trong giao nhận vận tải tại Việt Nam để hiểu và làm tốt nghiệp vụ này, bạn cần biết rõ quy trình làm hàng với loại hình FCL và LCL. Savata với kinh nghiệm sẵn có sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển căn bản nhất để các chủ hàng tiện theo dõi và có thể chủ động xử lý công việc trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chỉ ra các thế mạnh nổi bật nhất của đơn vị mình khi thực hiện Dịch vụ vận chuyển, nhập khẩu hàng nguyên chuyến bằng đường biển để Quý khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn cho mình một Nhà vận chuyển thực sự tận tâm và chuyên nghiệp tốt nhất.

Tổng quan tình hình và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa đường biển hiện nay

Vận tải đường biển là hình thức sử dụng phương tiện kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng đường biển để vận chuyển hàng hoá. Thông thường, phương tiện thường dùng chính là tàu thuyền, còn cần cẩu, xe cẩu tự hành là các phương tiện đóng vai trò xếp dỡ hàng hoá. Cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền là hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Trên thực tế, các mặt hàng sau sẽ được ưu tiên vận chuyển bằng đường biển:

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa, đặc biệt là hóa chất, các loại dung dịch hóa học, các chất dễ hút ẩm, bên cạnh đó còn các loại hàng dễ bay bụi như bột,…
  • Các loại hàng hóa dễ bị tác động bởi môi trường, dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ như thuốc lá, chè, gia vị,…
  • Các loại hàng hóa khác như vật liệu xây dựng, máy móc, vật liệu công nghiệp sản xuất,…

Cục Hàng hải đánh giá khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong 4 tháng đầu năm 2022 thấp nhất so với vài năm gần đây, mặc dù Việt Nam đã bước sang tình hình mới sau dịch COVID-19, đặc biệt hàng hóa nhập khẩu đã giảm 9%. Những khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua giảm mạnh gồm: Bình Thuận giảm 28% (từ 5,5 triệu tấn xuống 3,7 triệu tấn), Cần Thơ giảm 25% (từ 5,3 triệu tấn xuống còn 4 triệu tấn), Kiên Giang giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển như thế nào?
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa nguyên container đường biển có dấu hiệu giảm bởi nhiều yếu tố tác động và đòi hỏi Doanh nghiệp phải điều chỉnh kịp thời kế hoạch giao thương của mình.

Các cụm cảng biển lớn như Vũng Tàu, TP.HCM, Hải Phòng đều ghi nhận giảm 0,5-4% so với cùng kỳ. Trong đó, Hải Phòng đạt 30,9 triệu tấn, giảm 0,5%; TP.HCM đạt 53 triệu tấn, giảm 2,8%; Vũng Tàu đạt 36,4 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân hàng hóa thông qua cảng 4 tháng giảm, đặc biệt hàng hóa nhập khẩu giảm 9%, theo một số chuyên gia là do Việt Nam có tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc rất lớn trong khi đang có đứt gẫy chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.

Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng bối cảnh cuộc chiến Nga – Ukraine chưa có hồi kết, chỉ số lạm phát toàn cầu gia tăng…khiến nhiều nước tăng trưởng chậm lại, người dân và chính phủ thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là những đối tác lớn của Việt Nam như EU, Mỹ,…Nhu cầu nhập khẩu của các đối tác lớn giảm nên các doanh nghiệp trong nước đã chủ động giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Tìm hiểu về quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển hiện nay

Với kinh nghiệm hoạt động vận tải biển nhiều năm qua, Savata chúng tôi xin chia sẻ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển căn bản nhất như sau:

Bước 1: Đặt lịch tàu (booking tàu)

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển, bước đầu tiên chính là booking tàu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được bước này, bạn cần phải tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract).

Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước 1 tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi booking tàu để nhập hàng, bạn chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển Forwarder tại Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của bạn để phối hợp đóng hàng theo kế hoạch đã được xác định trước đó.

Để lấy booking tàu, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu:

  • Cảng đi (port of loading): Nơi mà hàng hóa của bạn được xếp lên tàu;
  • Cảng chuyển tải: Có hai hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp;
  • Cảng đến (port of discharge): Nơi hạ container;
  • Tên hàng, trọng lượng: Dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp;
  • Thời gian tàu chạy (ETD): Ngày dự kiến tàu xuất phát;
  • Thời gian đóng hàng: Theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên;
  • Các yêu cầu khác: Loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió,…

Bước 2: Kiểm tra và xác nhận booking

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là kiểm tra thông tin trên booking.

  • Cảng đi, cảng đến: Kiểm tra xem đã đúng yêu cầu chưa, đây là yếu tố ảnh hưởng đến cả quá trình của lô hàng;
  • Nhiệt độ, độ thông gió: Kiểm tra xem nhiệt độ, độ thông gió đúng theo yêu cầu chưa. Đối với các mặt hàng đông lạnh (nhiệt độ âm) thì sẽ không có độ thông gió;
  • Loại container, kích cỡ: Container khô hay lạnh, loại cao hay loại thường, loại 20’ hay 40’.

Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin trên booking tàu, nếu có điểm nào sai sót. Bạn hãy yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa, sau đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.

Bước 3: Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu

Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, công việc thực hiện giám sát, theo dõi toàn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch Forwarder ở Việt Nam mà bạn đang sử dụng làm điều này. Các thông tin cần phải được cập nhật như:

  • Ảnh chụp container rỗng: Nhằm đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề hư hại gì. Vì trong trường hợp xảy ra hư hại container sẽ do bạn chi trả cho hãng tàu.
  • Đối với hàng đông lạnh, phải có hình ảnh chụp lại bảng nhiệt độ.

Bước 4: Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng

Trước khi tiến hành nhập một lô hàng. Bạn cần tìm hiểu xem lô hàng đó cần phải có những chứng từ gì. Sau đó bạn hãy yêu cầu bên đối tác tiến hành chuẩn bị các chứng từ đó cho bạn. Hãy nhớ kiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ đã khớp hay chưa. Bởi vì khi có bất cứ 1 lỗi nhỏ nào, lô hàng của bạn có thể gặp rắc rối lớn từ phía hải quan, cơ quan nhà nước.

Bước 5: Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến

Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày, bạn sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu hoặc đại lý. Thông báo hàng đến (arrival notice) là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu/ đại lý giao nhận. Nhằm thông báo thời gian dự kiến cập bến của lô hàng. Các thông tin trên arrival notice sẽ tương tự như trên bill bao gồm: tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, số hiệu container, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng hóa,…). Ngoài ra, sẽ có thêm các phụ phí (local charges). Sau đó, bạn hãy tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O) bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu;
  • Bill gốc;
  • Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).

Bước 6: Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng

Tùy từng loại hàng, mã HS code,…các quy định của Nhà nước mà bạn phải đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu bạn không đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng. Thì lô hàng của bạn sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn trong quá trình làm hàng với các cơ quan chức năng.

Bước 7: Khai báo hải quan hàng nhập

Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Còn trong quá trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất. Để có thể tiến hành khai báo hải quan, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng (contract);
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Phiếu đóng gói (packing list);
  • Vận đơn (bill of lading);
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có);
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có);
  • Các chứng từ khác.

Sau bước này sẽ là bước lên tờ khai hải quan. Hiện nay, chúng ta có thể khai báo qua mạng qua hệ thống khai báo hải quan điện tử. Để có thể tiến hành khai báo hải quan qua mạng, bạn cần có đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Sales contract;
  • Commercial invoice;
  • Packing list;
  • Bill of lading;
  • C/O, hóa đơn cước (nếu có) và một số chứng từ liên quan khác.

Ngoài những chứng từ trên, bạn cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.

Bước 8: Mở và thông quan tờ khai

Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là mở và thông quan tờ khai. Đầu tiên, bạn phải làm thủ tục hải quan tại cảng:

  • Tờ khai luồng xanh: Đóng thuế, tiền thuế vào thì có thể in được mã vạch thì tiến hành thanh lý, nhận hàng;
  • Tờ khai luồng vàng: Đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ khai, thanh lý, nhận hàng;
  • Tờ khai luồng đỏ: Tương tự như luồng vàng nhưng trong bước mở tờ khai thực tế, có thêm 1 bước làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.

Tiếp theo, bạn có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy giới thiệu;
  • Tờ khai phân luồng;
  • Invoice;
  • Packing list;
  • Bill of lading;
  • Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).

Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển như thế nào?
Quy trình nhập khẩu hàng hóa theo đường biển được thực hiện từng bước một tại các cảng biển lớn với sự hỗ trợ của các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng,…để đảm bảo đúng an toàn, đúng tiến độ.

Bước 9: Thanh lý tờ khai

Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, bạn có thể tiến hành in mã vạch. Bạn nộp mã vạch + tờ khai đã thông quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ. Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ.

Bước 10: Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, bạn hãy đến phòng thương vụ của cảng và mang theo D/O để đóng phí. Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: Phiếu EIR, D/O,…để tài xế trình hải quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chờ hàng về kho.

Bước 11: Rút hàng và trả xe rỗng

Khi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: Seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng,… Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD.

Bước 12: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ

Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng. Để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại,…Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:

  • Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế;
  • Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế;
  • Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa,…;
  • Chứng từ vận tải, phiếu đống gói, tài liệu kỹ thuật,…;
  • Sổ sách, chứng từ kế toán.

Các thông tin trên cung cấp từng bước cơ bản cho một quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Tùy từng điều kiện giao hàng do bên bán và bên mua thỏa thuận mà mức chi phí vận chuyển, trách nhiệm đối với hàng hóa là khác nhau. Các thương nhân vì vậy cần linh hoạt khi áp dụng quy trình này cho từng trường hợp thực tế.

>>Xem thêm: Quy trình xuất khẩu hàng đường biển

Những thế mạnh nổi bật của Dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Savata

Công ty vận tải biển Savata chuyên cung cấp các Dịch vụ xuất nhập khẩu logistics trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi dịch vụ như vận chuyển hàng nhập khẩu đường biển, chúng tôi đều thể hiện được thế mạnh và nghiệp vụ chuyên nghiệp của mình. Các điểm mạnh phải kể đến như:

  • Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển;
  • Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Các thủ tục giao nhận hàng nhanh chóng, đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
  • Luôn đảm bảo đủ chỗ trên tàu để phục vụ nhu cầu vận tải biển Nội địa/Quốc tế tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Có hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận tải hàng đường biển;
  • Nộp thuế nhập khẩu đảm bảo đúng theo quy định của Hải quan;
  • Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng;
  • Kho bãi chứa hàng rộng rãi tại Việt Nam thuận tiện để gửi/lấy hàng, ra/vào hàng, lưu kho chờ vận chuyển;
  • Khách hàng được mua bảo hiểm hàng hóa khi sử dụng Dịch vụ chuyển hàng nhập khẩu nguyên chuyến;
  • Ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ khách hàng truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
  • Chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển;
  • Có khả năng vận tải biển từ Cảng Việt Nam – Cảng biển ở Trung Quốc với hàng trọng lượng lớn, hàng quá khổ, hàng siêu trường siêu trọng;
  • Trang bị xe kéo Cont, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại cảng (2 đầu) hiện đại, chắc chắn;
  • Cam kết bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hóa khách cung cấp;
  • Luôn cam kết vận chuyển hàng hóa Bắc Nam bằng đường biển đúng thời gian, đảm bảo chất lượng cao nhất;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu…;
  • Làm việc với  hải quan cổng, kho bãi giúp khách hàng lấy hàng nhanh chóng.

Chúng tôi đã phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác vận tải biển lớn trong khu vực và Quốc tế. Cho nên Savata cũng nắm rõ thông tin chính xác về các cảng biển lớn ở Việt Nam nên việc tư vấn trước cho chủ hàng về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cũng như bến cảng nhập hàng phù hợp luôn nằm trong kế hoạch của chúng tôi bởi mục tiêu cuối cùng vẫn là hỗ trợ Quý Doanh nghiệp có một chuyến hàng nhập hàng thành công vào Việt Nam.

Dịch vụ vận chuyển hàng nhập khẩu đường biển tại đây luôn đảm bảo bốc hàng đúng lịch trình, giải phóng tàu nhanh giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra còn có nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng trong những mùa cao điểm khi tàu hàng phải chờ lâu, gây phát sinh chi phí. Hiện mức giá vận chuyển hàng nguyên Container nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam có sự thay đổi nhất định theo mùa nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc, tính toán cẩn thận để đưa ra mức giá phù hợp, tối ưu nhất cho những mặt hàng cồng kềnh, nặng nề (được tính dựa trên số cân nặng và kích thước kiện hàng). Đội ngũ nhân sự nghiệp vụ cao cùng sự hỗ trợ tối đa từ các Đại lý vận chuyển, chúng tôi cam kết hỗ trợ đầy đủ cho quý vị trong suốt quá trình vận chuyển.

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển như thế nào?
Savata cung cấp các giải pháp vận tải hàng nguyên container đường biển tiết kiệm chi phí, thời gian, nhận nhập khẩu hàng số lượng lớn từ Trung Quốc, Hà Lan, Đức, các nước Châu Âu.

Các dịch vụ vận tải chúng tôi cung cấp

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Các loại container sử dụng để vận tải hàng Quốc tế đường biển

  • Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container hở mái (container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng…;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh.

Đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất

Các cảng biển Việt Nam nhập khẩu hàng hóa

  • Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
  • Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
  • Cảng Đà Nẵng;
  • Cảng Hải Phòng;
  • Cảng Quy Nhơn;
  • Cảng Quảng Ninh;
  • Cảng Vân Phong;
  • Cảng Dung Quất;
  • Cảng Chân Mây;
  • Cảng Cửa Lò,…

Như vậy, Savata đã chuyển tải những thông tin liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, Quý khách hàng là Doanh nghiệp, Công ty chuyên kinh doanh hàng xuất hàng nhập nên tham khảo để chủ động nắm rõ từng bước thủ tục, quy trình nhập hàng vào Việt Nam ra sao. Trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc với Cơ quan hải quan khai báo hàng nhập thì hãy liên hệ ngay với đơn vị chúng tôi để được tư vấn trực tiếp cũng như hỗ trợ báo giá tốt nhất giúp kế hoạch nhập khẩu hàng hóa thành công để phục vụ cho mục đích giao thương, sản xuất, kinh doanh.

Trả lời