Tìm hiểu quy trình, cách xếp container trên tàu biển an toàn

Posted by htbyen
Category:

Trong lĩnh vực vận tải hàng xuất/nhập khẩu, nhiều chủ hàng, Doanh nghiệp thắc mắc không biết container được sắp xếp lên tàu như thế nào? Làm sao để đưa container lên boong tàu, đặt phía trên hoặc dưới các container khác mà không bị ảnh hưởng?…Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành vận tải biển, Savata sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc các vấn đề liên quan đến quy trình cũng như cách xếp container trên tàu biển sao cho an toàn, đúng quy cách nhất. Đồng thời còn đưa ra lý do tại sao nhiều đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu lại chọn chúng tôi làm đối tác chuyển gửi hàng số lượng lớn theo phương thức đường biển tiết kiệm chi phí.

Các nguyên tắc xếp hàng hóa lên tàu container cần biết

Vận chuyển hàng hóa đường biển là phương thức được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn để xuất nhập khẩu vì ưu điểm tiết kiệm chi phí và đáp ứng được số lượng hàng hóa lớn nhất trong tất cả các phương tiện vận chuyển. Các tàu container dùng để vận chuyển hàng hóa đường biển có kích cỡ rất lớn với khả năng vận chuyển hàng ngàn container trên mỗi cuộc hành trình. Với số lượng lớn container xếp chồng lên nhau như vậy thì cần lưu ý những nguyên tắc gì để đảm bảo các tàu container có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và đảm bảo thuận lợi cho việc dỡ hàng ở các cảng tiếp theo? Dưới đây là các nguyên tắc sắp xếp container trên tàu cần biết:

Các container nào đến cảng dỡ trước thì sẽ được xếp lên trên

Điều này sẽ đảm bảo cho việc hàng hóa được dỡ xuống một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ví dụ một tàu container có chặng tuyến đi là Seoul – Busan – Hongkong – Việt Nam – Seoul thì các container dỡ ở cảng Busan sẽ được xếp ở những tầng trên cao để đảm bảo việc dỡ hàng được thuận lợi. Nếu xếp những container này ở những tầng dưới hoặc dưới hầm thì ta sẽ phải dỡ hết cont ở phía trên ra rồi mới lấy được những cont mình cần. Như vậy không chỉ tốn thời gian mà còn tốn một lượn chi phí rất lướn cho việc dỡ hàng.

Không xếp chồng các container khác lên phía trên các container hở mái

Các container hở mái là các container chứa các loại hàng hóa quá khổ về chiều cao nên nếu chúng bị các container khác xếp chồng lên trên sẽ gây biến dạng, hư hỏng cho hàng hóa.

Các container 20 feet không được đặt lên trên container 40 feet

Trên các tàu container sẽ được chia làm nhiều bay (khoang) – những lát cắt ngang, được đánh số từ mũi tàu. Một khoang sẽ xếp được 2 container 20 feet hoặc 1 container 40 feet. Các container (đặc biệt là các container xếp trên boong) sẽ được lên kết với nhau bằng gù. Ở các container 40 feet chỉ có chân gù ở 4 góc mà không có các chân gù ở giữa vì vậy không đảm bảo liên kết giữa các container được chắc chắn và ổn định khi xếp chồng container.

Tìm hiểu quy trình, cách xếp container trên tàu biển an toàn
Cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng khi sếp container lên tàu để quá trình vận chuyển trên biển không bị xê dịch hay đổ vỡ,…gây thiệt hại lớn cho chủ hàng.

Các container lạnh sẽ được xếp trên boong tàu

Đặc điểm đặc biệt của loại container này là cần phải duy trì một mức nhiệt độ nhất định để đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong. Nên chúng nên được đặt trên boong để đảm bảo việc có dây cắm điện đồng thời cũng thuận tiện để có thể kiểm tra thường xuyên.

Các container có khối lượng nặng sẽ được xếp ở giữa, các container nhẹ hơn sẽ được xếp ở hai bên tàu

Khi tàu di chuyển trên biển chúng sẽ chịu tác động của rất nhiều loại lực khác nhau ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Nếu xếp các loại hàng hóa có khối lượng nặng được xếp ở hai bên tàu thì khi bị tác động bởi các loại lực này thì tàu sẽ không thể trở về trạng thái cân bằng.

Các container quá khổ (Platform container) nên đặt lên các tầng ở phía trên

Các container này thường chứa các loại hàng hóa cồng kềnh quá khổ quá tải nên chúng có kích thước lớn. Nếu đặt chúng ở những tầng dưới chúng sẽ chiếm chỗ của các container khác.

Quy trình, cách xếp container trên tàu biển nhanh an toàn nhất

Dưới đây là cách xếp container trên tàu biển chi tiết theo đúng quy cách và an toàn nhất:

Các hạn chế về vận hành và kết cấu khi xếp container

Trước khi xếp hàng, Manifest được gửi bởi mỗi đại lý tàu phục vụ cho việc xếp hàng lên tàu bao gồm các mô tả chính xác về mỗi container, loại container, kích cỡ, trọng lượng và cảng đến. Khi nhìn vào loại container, ngoài các container tiêu chuẩn 20ft và 40ft thì còn có cách loại containe khác như container lạnh, container chơ hàng nguy hiểm, flatrack,…

Đầu tiên, container chở hàng nguy hiểm không thể được xếp trên boong tàu và ở các ô tiếp giáp, trong khi đó container lạnh phải được xếp ở các ô nhất định vì chúng cần được cung cấp điện liên tục để duy trì nhiệt độ cần thiết nhằm tránh việc hàng hóa bị hư hại trong quá trình vận chuyển. Kế tiếp là các loại container quá khổ mà có thể có chiều cao, chiều dài hoặc chiều rộng vượt quá kích cỡ container tiêu chuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề vì các lí do sau:

  • Các container này cần phải có các khu vực riêng để xếp vì chúng không thể được xếp chồng lên các loại container khác và thường chiếm nhiều diện tích hơn là nguyên nhân cho chi phí cao và sự khó khăn khi sắp xếp;
  • Các container này không đơn thuần chiếm 1 hay 2 ô như các container 40ft tiêu chuẩn mà nó chiếm rất nhiều ô tính theo cả hai chiều ngang và cao.

Thông thường, đối với các container đặc biệt, vị trí của chúng được đặt trên boong tàu, dựa trên thông tin con tàu, hành trình, tính chất và phẩm chất của hàng hóa trên tàu. Tuy nhiên, có một ngoại là đó là container chở hàng nguy hiểm. Đối với loại container này thì các quy chuẩn về an toàn phải được tuân thủ theo cảng đến mà con tàu sẽ ghé và qui định chung của IMO và vị trí mà các container này được đặt cũng phải được chuẩn bị kĩ lưỡng.

Trong khi lên kế hoạch xếp hàng, các container được dỡ ở cảng cuối cùng của sẽ được đưa lên tàu đầu tiên và nằm ở lớp thấp nhất. Điều này rất quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình xếp dỡ.

Kết cấu chung của một con tàu container

Mọi sơ đồ xếp hàng đều phải tính đến kết cấu của một con tàu. Hãy cứ tưởng tượng một con tàu giống như là một container và các container sẽ là hàng hóa xếp vào trong đó. Rõ ràng là hình dạng, kích thước và tải trọng là những dữ liệu cần phải quan tâm đầu tiên để tính toán sơ đồ xếp hàng.

Hình bên dưới sẽ minh họa về kết cấu của một con tàu container đã xếp đầy hàng, từ mặt cắt ngang và dọc. Chúng ta có thể thấy rằng mỗi mặt cắt ngang của con tàu hoặc khoang (Bay) được tạo thành từ một số vị trí cố định gọi là ô (cell), hàng (row) và lớp (tier), có kích thước và số lượng khác nhau tùy vào kết cấu của tàu. Mỗi ô được xác định bằng 3 chỉ số, mỗi chỉ số bao gồm 2 chữ số, cung cấp vị trí 3 chiều của nó là:

  • Khoang(Bay): Xác định vị trí của ô tương ứng với mặt cắt ngang của tàu (được tính theo hướng mũi tàu);
  • Hàng (Row): Xác định vị trí ô tương ứng với mặt cắt dọc của khoang tương ứng (được tính từ tâm tàu đến 2 bên mạn tàu);
  • Lớp (Tier): Xác định vị trí của ô tương ứng với mặt cắt ngang của khoang tương ứng (được tính từ đáy tàu đến đỉnh).
Tìm hiểu quy trình, cách xếp container trên tàu biển an toàn
Cách sắp xếp container trên tàu biển là cần nắm rõ kết cấu tàu container, vị trí container trên tàu, các lưu ý liên quan tới vận hành và tính ổn định. (hình minh họa)

Mỗi container sau đó được xếp vào một ô, nằm trong một khoang, trên một hàng nhất định và ở một lớp nhất định. Khi thiết kế tàu, người ta đã thiết kế sẵn vị trí để đặt các container. Chiều dài của container sẽ được xếp theo chiều dọc tàu. Container cuối cùng sẽ được xếp trên bệ thiết kế sẵn, bốn góc của bệ được gia cường bằng thép dày để tăng sức chịu tải. Bệ container còn là vị trí kết nối với đáy khoang hàng (tanktop) và nắp khoang. Như vậy, container được xếp theo từng khoang (tính từ mũi đến lái), theo từng hàng (tính từ tâm tàu sang phải hay trái) và theo từng lớp (tính từ đáy khoang lên boong tàu lên trên).

Tất cả các thông tin liên quan đến kết cấu tàu sẽ được đưa vào hồ sơ tàu để gửi cho các cảng dừng của con tàu trên mỗi tuyến hành trình. Tài liệu này bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến các hạn chế về vận hành và kếu cấu tàu, số khoang hàng, hàng, lớp mà nó bao gồm, cũng như là kế hoạch khoang hàng cho phép biết được mỗi khoang có thể bao nhiêu ô để xếp hàng.

Cách xác định vị trí của container trên tàu

Theo quy định, người ta dùng số KHOANG (bay) – số HÀNG (row) – số LỚP (tier) để xác định vị trí của một container trên tàu:

  • Khoang (bay) được đánh số thứ tự bắt đầu từ mũi đến lái. Khoang nằm xa nhất  phía trước mũi tàu mang số 01. Khoang tiếp theo là số 03, số 05, số 07…Các Khoang (bay) này mang số lẻ khi xếp container 20’. Và các Khoang (bay) xếp container 40’ sẽ mang  số chẵn (02, 04, 06, 08…). Khoang 01 – 03 tương ứng với Khoang 02;
  • Hàng (row) được đánh số thứ tự bắt đầu từ tâm trục dọc tàu sang phải hay trái. Các container nằm bên phải trục dọc mang số lẻ(01, 03, 05,…), tương tự, các container nằm bên trái, mang số chẵn (02, 04, 06,…);
  • Lớp (tier) đầu tiên được tính từ đáy hầm đối với container xếp trong hầm hàng. Đối với container xếp trên boong, lớp đầu tiên tính từ mặt boong chính. Người ta qui định container nằm sát đáy hầm mang số 02, các lớp container  bên trên liền kề nó mang số 04, 06, 08, 10… container xếp trên mặt boong chính mang số 80, tiếp theo là 82, 84, 86, 88…

* Ví dụ: Tìm vị trí container mang số 010582 – Container nằm ở khoang 01 là khoang đầu tiên ở trước mũi tàu; 01 là số lẻ nên là loại Container 20’. Container nằm ở hàng thứ 5 tính từ tâm trục dọc tàu, về phía bên mạn phải. Và Container thuộc lớp thứ 2 tính từ mặt boong chính.

* Ví dụ: Tìm vị trí container mang số 080202 – Container nằm ở khoang 08, khoang chẵn nên là loại container 40’. Khoang 08 tương ứng với khoang 17-19 (nếu xếp công 20’). Container nằm ở hàng 02, tính từ tâm trục dọc về bên trái (số chẵn). Container thuộc lớp nằm sát đáy hầm hàng (tanktop) vì mang số 02.

Các hạn chế liên quan đến tính ổn định

Các hạn chế này ám chỉ đến sự phân bổ trọng lượng trên tàu. Cách thức xếp container, thứ tự xếp, vị trí xếp chúng trên tàu, tính chất hàng hóa trong container, hành trình tàu, kết cấu của tàu được tính toán một cách khoa học và hợp lý để đưa ra một kế hoạch xếp hàng hiệu quả và an toàn nhất để bảo đảm trọng lượng phân bổ trên tàu là đồng đều, đảm bảo an toàn của tàu trong suốt hành trình.

Các hạn chế về tính ổn định yêu cầu hàng hóa phải được xếp theo cách đó để đảm bảo con tàu có thể vượt qua các điều kiện thời tiết khi trên biển mà không bị lật tàu, rơi hàng, chao đảo,…đảm bảo sự cân bằng của tàu khi xếp dỡ hàng.

>>Xem thêm: Tàu chở hàng rời là gì?

Dịch vụ vận tải biển, sắp xếp container trên tàu biển của Savata có đảm bảo an toàn tốt nhất không?

Savata với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nên nắm rõ cách xếp container trên tàu và đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc an toàn, hãy tin tưởng lựa chọn chúng tôi vì những lợi ích thiết thực bạn sẽ nhận lại như:

  • Thu xếp tất cả mặt hàng, tần suất vận tải hàng thường xuyên, năng suất vận tải lớn, không hạn chế số lượng;
  • Đội ngũ kỹ thuật khảo sát, tư vấn và bốc xếp, đóng gói hàng riêng biệt cam kết hàng luôn được bảo quản kỹ càng;
  • Dịch vụ vận tải, sắp xếp container lên tàu, nâng dỡ container, giao hàng tận nơi,…cam kết đáp ứng mọi yêu cầu của khách;
  • Có hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng hóa Trong nước/Quốc tế bằng đường biển;
  • Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
  • Đảm bảo đủ chỗ trên tàu phục vụ nhu cầu vận tải đường biển tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Hàng hóa được mua bảo hiểm khi sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng xuất khẩu nguyên chuyến;
  • Khách hàng được tư vấn để hiểu rõ Luật vận chuyển hàng xuất nhập khẩu đường biển;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
  • Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
  • Trang bị xe kéo Container, Container đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại cảng (2 đầu) hiện đại, chắc chắn;
  • Kho bãi chứa hàng tại TPHCM, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng,…thuận tiện để gửi/lấy hàng, ra/vào hàng, lưu kho chờ vận chuyển;
  • Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao, hết mình vì lợi ích chung;
  • Chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển.

Đặc biệt, với các chuyến hàng gửi đi xuất khẩu, suốt thời gian dài hoạt động, chúng tôi đã phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác vận tải biển lớn trong Khu vực và Quốc tế nên nắm rõ thông tin chính xác về các cảng biển ở Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,…nên việc tư vấn trước cho chủ hàng về bến cảng phù hợp tốt nhất luôn nằm trong kế hoạch bởi mục tiêu cuối cùng vẫn là hỗ trợ Quý Doanh nghiệp có một chuyến hàng xuất khẩu thành công sang các nước.

Tìm hiểu quy trình, cách xếp container trên tàu biển an toàn
Savata nhận vận chuyển, sắp xếp, nâng dỡ hàng hóa,…tại các cảng biển lớn với sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị, máy móc chuyên dụng để đẩy nhanh tiến độ công việc.

Đối tượng khách hàng Savata muốn hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Các loại container sử dụng vận chuyển đường biển

  • Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như: rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
  • Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
  • Container hở mái (Container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh…

Các Dịch vụ vận tải biển Savata cung cấp

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu…các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Các hình thức Dịch vụ bốc xếp hàng hóa tại Savata

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, đóng hàng, xuống hàng container tại cảng, nhà máy, kho Công ty;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dọn kho bãi, nhà xưởng;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên, xuống các xe tải;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo hợp đồng bốc xếp;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, sản phẩm theo ngày hoặc theo giờ;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa nhẹ, hàng nặng, cồng kềnh;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo đơn đặt hàng phát sinh,…

Savata liệt kê các chi phí vận tải biển thường gặp

  • Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
  • Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
  • Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
  • Phụ phí hãng tàu tại các nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
  • Bảo hiểm;
  • Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
  • Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa;
  • Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
  • Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container).

Cách thức vận tải số lượng lớn hàng hóa nguyên container đường biển

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin qua Hotline hoặc Email khi khách có nhu cầu vận tải hàng đi Bắc Nam/Quốc tế;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển đi Trong nước và Quốc tế”.

Qua đây, Vận tải biển Savata cũng đã chia sẻ đến Quý Doanh nghiệp về cách xếp container trên tàu, nguyên tắc an toàn khi xếp hàng lên tàu cũng như thế mạnh của chúng tôi khi thực hiện các dịch vụ liên quan theo yêu cầu của chủ hàng. Nếu đơn vị bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn hoặc cần biết chính xác quy trình đưa từng container hàng hóa lên tàu vận chuyển từ cảng – cảng diễn ra như thế nào thì đừng bỏ qua thông tin chia sẻ hữu ích trên. Và hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần thuê trọn gói Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguyên chuyến bằng đường biển kiêm các Dịch vụ hậu cần, Logistics,…giá cạnh tranh tốt nhất.

Trả lời