Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển như thế nào?

Posted by htbyen
Category:

Có thể nói, trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình. Từ đó, ngay từ thế kỷ thứ 5 Trước Công Nguyên, hình thức sơ khai nhất về bảo hiểm đã được manh nha và sau này bảo hiểm được xem là một trong những nội dung trọng điểm nhất khi nhắc đến hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

Savata với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xin chia sẻ chi tiết về các quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển áp dụng mới nhất cho năm 2022. Các chủ hàng đang có nhiều băn khoăn, thắc mắc về kiến thức liên quan đến bảo hiểm hàng hóa đường biển có thể tham khảo qua. Song song đó, chúng tôi cũng tự tin khẳng định khó có Công ty vận tải biển nào trên thị trường hiện nay hội đủ mọi yếu tố Chuyên nghiệp – An toàn – Chất lượng – Uy tiên cao nhất về hàng hóa và lợi ích khách hàng như thế. Vậy nên, Doanh nghiệp bạn quan tâm nên cập nhật nhanh thông tin về các tiện ích dịch vụ bên dưới nhé.

Bảo hiểm hàng hóa vận tải đường biển là gì? Có cần thiết không?

Khái niệm bảo hiểm hàng hóa vận tải đường biển

Là một dạng bảo hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết trả phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra những rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa trong quá trình bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển (bảo hiểm hàng hải) là loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ nhằm hỗ trợ bảo vệ cho những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sông liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở do đó gây nên tổn thất về hàng hóa. Đây là sản phẩm bảo hiểm tài sản được nhiều doanh nghiệp tham gia vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển như thế nào?
Bảo hiểm hàng hóa đường biển là dạng bảo hiểm được áp dụng với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, hỗ trợ những rủi ro không may lúc chuyển hàng.

Có cần thiết phải mua bảo hiểm vận chuyển đường biển?

Vận chuyển hàng hóa đường biển đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ không biết được tình trạng hàng hóa của mình thế nào. Trong khi không có bất kỳ người nào đi cùng để áp tải hàng hóa trong chuyến đi dài hạn đó. Chính vì vây mà Dịch vụ bảo hiểm hàng hoá sẽ là giải pháp bảo vệ tối ưu nhất. Vận tải đường biển phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết, cướp biển…Đây là điều mà không ai mong muốn và nằm ngoài tất cả dự tính của con người. Nếu gặp phải những trường hợp này đôi khi doanh nghiệp sẽ mất trắng số hàng. Giá trị của một chuyến hàng này đôi khi quyết định đến sự phá sản hay tồn tại của Công ty. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là rất cần thiết bởi nếu chẳng may những điều này xảy ra Doanh nghiệp vẫn sẽ được đền bù giảm thiệt hại về tài chính.

Chẳng hạn khi Doanh nghiệp thuê một Đơn vị vận chuyển nhưng không may trên đường vận tải hàng hoá, tàu của họ gặp tai nạn khiến cho số hàng bị mất sạch thì doanh nghiệp cũng chỉ được đền bù rất ít từ phía các Công ty vận tải hoắc thậm chí chẳng được gì bởi đó là những tai nạn ngoài ý muốn xảy ra. Chính vì vậy, mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là giải pháp hoàn hảo và an toàn nhất lúc này.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải biển ra đời rất sớm, do đó việc mua bán bảo hiểm xuất nhập khẩu vận tải đường biển đã trở thành tập quán quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Như vậy, việc tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là rất quan trọng và đã khẳng định vai trò trong thương mại quốc tế. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển không chỉ được sử dụng nhiều tại Việt Nam mà trên toàn thế giới cũng không thể thiếu được hình thức này.

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận tải đường biển như thế nào?

Dưới đây là các quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển mà chủ hàng cần nắm rõ:

Điều 1

Quy tắc chung này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá trị hàng hoá, lãi ước tính nếu có, phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy tắc này còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không.

Điều 2

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:

  • Điều kiện A: (Bảo hiểm điều kiện A)

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây.

  • Điều kiện B:

Trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây, theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

a) Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

(1) Cháy hoặc nổ;

(2) Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

(3) Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

(4) Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;

(5) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;

(6) Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;

b) Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

(1) Hy sinh tổn thất chung;

(2) Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

(3) Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

c) Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi  trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

d) Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

  • Điều kiện C:

Trừ những trường hợp quy định loại trừ ở chương III dưới đay, theo điều kiện này Người được bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

a) Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

(1) Cháy hoặc nổ;

(2) Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

(3) Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

(4) Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;

(5) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.

b) Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:

(1) Hy sinh tổn thất chung;

(2) Ném hàng khỏi tàu;

c) Hàng hóa được bảo hiểm bị  mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

1. Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:

a) Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.

b) Những chi phí và tiền công hợp lý do Người được bảo hiểm, người làm công và đại lý của họ đã chi nhằm phong tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ ba nào khác, với điều kiện những chi phí và tiền công này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm Người bảo hiểm.

c) Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường.

d) Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.

e) Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong Hợp đồng vận chuyển được coi như là một loại tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm. Trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản đó thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người bảo hiểm, chống lại việc khiếu nại của chủ tàu và tự chịu các phí tổn.

Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển như thế nào?
Bảo hiểm hàng đường biển cũng có những quy tắc riêng được quy định rõ ràng mà chủ hàng cũng như Nhà vận chuyển cần nắm rõ và hiểu đúng từng điều khoản.

Điều 3

Trong trường hợp hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “B” hay “C”, nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì Người bảo hiểm có thể nhạn trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:

  • Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng;
  • Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra;
  • Hư hại do nước mưa, nước ngọt do đọng hơi nước và hấp hơi nóng;
  • Gỉ và ôxy hoá;
  • Vỡ, cong và/hoặc bẹp;
  • Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá;
  • Hư hại do móc cẩu hàng;
  • Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ;
  • Và những rủi ro khác tương tự.

Điều 4

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá xếp trên boong tàu trái với tập quán thương mại. Đối với hàng xếp trên boong phù hợp với tập quán thương mại chỉ có thể được bảo hiểm theo điều kiện “C”.

Điều 5

Nếu theo tập quán địa phương cần phải sử dụng sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm từ tàu biển vào bờ hoặc ngược lại thì Người bảo hiểm cũng sẽ chịu trách nhiệm đối với rủi ro về sà lan như đã ghi trong điều 2 Quy tắc này với đièu kiện Người được bảo hiểm phải thông báo trước cho Người bảo hiểm biết về những thay đổi đó và phải nộp thêm phí bảo hiểm theo thảo thuận. Tuy nhiên, quy định này không bao gồm trường hợp sà lan dùng vào việc chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường.

>>Xem thêm: Ưu điểm của vận tải đường biển

Quy định về thủ tục giải quyết bảo hiểm đường biển ra sao?

Khi xảy ra sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm xử lý, giải quyết, cần thực hiện theo các thủ tục sau:

  • Triển khai mọi biện pháp có thể coi là hợp lý trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm nhằm ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất;
  • Cần tách riêng hàng hóa gặp nạn và hàng còn nguyên vẹn, tháo bỏ bao bì và hong khô hàng hóa (chỉ thực hiện khi không làm tăng mức độ hư hại hàng hóa);
  • Nếu nhận thấy sự cố nằm trong phạm vi được hưởng bảo hiểm, phải báo ngay cho phía Công ty bảo hiểm yêu cầu giám định tổn thất;
  • Thống nhất về thời gian và địa điểm với người giám định, đảm bảo trong thời gian sớm nhất khi hiệu lực bảo hiểm vẫn còn và đến địa điểm gần nhất có thể;
  • Đảm bảo mọi quyền khiếu nại người chuyên chở, người nhận ký gửi hàng hóa hay một bên thứ ba khác được duy trì và thực hiện một cách thỏa đáng.

Khi vận chuyển hàng hóa trên biển, có một vài vấn đề mà các chủ hàng cần lưu ý:

  • Hàng hóa phải được mua bảo hiểm đầy đủ;
  • Thời gian hàng giao đến nơi được nêu cụ thể trong bản hợp đồng;
  • Độ uy tín, tận tâm và chuyên nghiệp của Đơn vị vận tải;
  • Phải có hợp đồng rõ ràng khi thuê dịch vụ (trong đó có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm của Đơn vị vận tải).

Có nên chọn Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container đường biển (có bảo hiểm) tại Savata không?

Công ty vận tải biển Savata cung cấp Dịch vụ vận tải có bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển uy tín, chất lượng với nhiều điểm mạnh như:

  • Savata cũng có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Có Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quy định trách nhiệm Nhà vận chuyển;
  • Cam kết đảm bảo đúng lịch trình tàu chạy cố định. Hạn chế tối đa tình trạng lưu kho và giao hàng chậm trễ;
  • Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng;
  • Các thủ tục giao nhận hàng nhanh chóng, đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu…;
  • Thu xếp tất cả mặt hàng, tần suất vận tải hàng thường xuyên, năng suất vận tải lớn, không hạn chế số lượng;
  • Trang bị xe kéo Cont, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng hóa hiện đại, chắc chắn;
  • Quý khách sẽ được mua bảo hiểm hàng khi vận chuyển đường biển tuyến Nội địa/Quốc tế;
  • Luôn đủ chỗ trên tàu để phục vụ nhu cầu vận tải biển Nội địa/Quốc tế tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
  • Chính sách đền bù 100% giá trị hàng số lượng lớn nếu phát hiện lỗi do Nhà vận chuyển;
  • Kết hợp phương thức vận tải đường bộ giúp vận chuyển các đơn hàng giao tận nơi một cách linh hoạt nhất;
  • Có hệ thống Cảng biển thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa;
  • Hệ thống kho hàng rộng khắp có thể tiếp nhận ngay hàng rời từ cảng biển vào;
  • Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện…

Công ty bảo hiểm sẽ chi trả phí bồi thường bảo hiểm hàng đường biển theo các điều kiện

  • Tàu chở hàng bị mắc cạn, bị cháy, va đập với các phương tiện vận tải trên biển khác gây hỏng hóc, đắm, thủng nghiêm trọng;
  • Ném hàng ra khỏi tàu trong quá trình bốc dỡ gây hỏng hóc, thất thoát;
  • Hàng hóa bị mất do tàu thuyền và các phương tiện vận chuyển bị mất tích;
  • Bốc dỡ hàng tại một cảng nơi gặp nạn, nơi đang xảy ra chiến tranh;
  • Các rủi ro đặc biệt như hàng không giao, giao thiếu mất cắp hoặc bị cướp;
  • Tổn thất chung và các chi phí liên quan (chi phí cứu nạn, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng…).
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển như thế nào?
Savata cung cấp các giải pháp vận tải hàng hóa an toàn, hiệu quả bằng container đường biển đi Trong nước hoặc Quốc tế có bảo hiểm hàng hóa kèm theo.

Các Dịch vụ vận tải Savata đã và đang cung cấp

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Quy trình vận chuyển hàng hóa nguyên container đường biển Savata

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận tải hàng nguy hiểm đi Bắc Nam/Quốc tế;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, cước phí vận chuyển hàng nguy hiểm và bảo hiểm hàng đường biển;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng chuyển gửi số lượng lớn hàng hóa nguyên container đường biển” tại đây.

Với những chia sẻ mới nhất về quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển, các chủ hàng có nhu cầu tìm hiểu nên tham khảo qua để biết chính xác nó có thực sự cần thiết hay không. Lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa đường biển sẽ phải đối mặt với rủi ro như tàu hàng bị đắm, mắc cạn, cháy nổ, khó khăn về điều kiện thời tiết,…do đó để hạn chế tối đa mọi tổn thất, thiệt hại về mặt tài chính thì bảo hiểm hàng đường biển chính là giải pháp cứu cánh hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới khi bạn cần tư vấn về Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển Nội địa/Quốc tế có chính sách bảo hiểm rõ ràng, minh bạch để chủ hàng an tâm hơn trong suốt quá trình chuyển gửi hàng từ Cảng – Cảng nhé!

Trả lời