Phí Handling là gì? Cách tính Phí Handling như thế nào?

Posted by htbyen
Category:

Trong các giao dịch của nghiệp vụ thương mại quốc tế. Phí handling charge là một loại phí có mặt trong hầu hết các giao dịch song lại có không ít Doanh nghiệp thắc mắc tại sao hàng hóa của họ lại phải chịu thêm khoản phụ phí này. Để giúp bạn hiểu hơn vấn đề, Công ty vận tải biển Savata chúng tôi sẽ chuyển tải những kiến thức liên quan giúp làm rõ khái niệm phí handling là gì, cách tính phí handling charge, các phụ phí ngoài phí handling cũng như phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại phí THC Charge và Handling Charge,…

Thế nào là phí Handling?

Phí handling là gì?

Handling Charge là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành Logistics. Đây thực chất là một loại phí thuộc ngành xuất nhập khẩu. Hiểu theo nghĩa đơn giản, đây là khoản phí trách nhiệm do chính hãng tàu hoặc Công ty vận chuyển đặt ra để thu người gửi hàng hoặc người vận chuyển.

Hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển thu phí Handling Charge để bù đắp cho chi phí mà họ đã “take care” (chăm sóc) cho lô hàng của bạn trong quá trình vận chuyển. Nhìn chung, khoản phí này gồm các loại phí như phí giao dịch với đại lý của hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển, phí làm lệnh giao hàng, chi phí lập bảng kê khai hàng hóa, chứng từ liên quan để thông quan hàng hóa, chi phí khấu hao, chi phí điện thoại và một số loại phí khác.

Việc phát sinh ra phụ phí trách nhiệm là điều dễ hiểu vì trong hoạt động vận chuyển, để có thể hoàn tất hồ sơ và xử lý thông quan hàng hóa, hãng tàu và hãng vận chuyển phải tốn rất nhiều thời gian. Do đó, khó có thể đảm bảo không phát sinh phụ phí này khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Phí Handling là gì? Cách tính Phí Handling như thế nào?
Phí handling charge được hiểu là khoản chi phí do phía Công ty vận chuyển hoặc hãng tàu đặt ra để thu của người gửi hoặc vận chuyển hàng.

Hiện nay, thay vì thu phí Handling thì các hãng tàu sẽ làm master bill. Tuy nhiên, đối với các loại hàng được chỉ định qua người giao nhận (Forwarder) thì người đó bắt buộc phải thu phí trách nhiệm và được tính vào phụ phí vận tải biển. Bởi vì, hàng chỉ định người giao nhận sẽ không được hưởng hoa hồng từ phí cước tàu. Một số đặc điểm của loại phí này đó chính là:

  • Phí Handling là phụ phí mà chủ hàng hay đơn vị xuất khẩu hàng hóa cần phải đóng cho các hãng tàu hoặc Công ty forwarder;
  • Phí Handling thường xuất hiện trong quá trình các đơn vị forwarder tiến hành làm việc, giao dịch với chi nhánh của mình đặt tại nước ngoài. Các chi nhánh này sẽ thực hiện làm các loại thủ tục với tư cách đại diện cho chi nhánh tại Việt Nam;
  • Các quy trình và thủ tục mà đại các diện chi nhánh này thực hiện và tính công vào phí Handling sẽ bao gồm khai báo hải quan về lô hàng, đăng ký D/O, đăng lý B/L cùng với nhiều loại thủ tục khác.

Phí Handling Charge đang được chia thành 2 loại phí

  • Phí THC hay còn được gọi là Terminal Handling Charge.
  • Phí Handling hay còn gọi là Handling fee.

Cách tính phí Handling như thế nào? Gồm các loại phụ phí nào?

Sau khi hiểu được phí handling charge là gì thì cũng cần biết cách tính phí, các phụ phí liên quan. Để tính Handling Fee, đơn vị thu phí cần xác định:

  • Xác định số phút trung bình cần để chuẩn bị vận chuyển mỗi mặt hàng;
  • Chia kết quả cho 60;
  • Nhân kết quả với tỷ lệ hàng giờ của bạn.

Ví dụ, 10 phút / 60 = 0,16; 0,16 x 12 đô la mỗi giờ = 2,00 đô la.

Dựa trên công thức này, $ 2,00 là Handling Fee đơn đặt hàng của bạn. Nếu Handling Fee của bạn có vẻ cao so với các đối thủ cạnh tranh hoặc bạn đã có những phàn nàn của khách hàng, có thể đã đến lúc đánh giá chi phí thực hiện của bạn.

Ví dụ, bạn có thể cần phải tìm cách giảm chi phí lao động của mình bằng cách làm cho quy trình hiệu quả hơn. Hoặc, bạn có thể cần chuyển sang các vật liệu đóng gói tiết kiệm chi phí hơn.

Khi bạn đã tính toán Handling Fee dựa trên nhân công, bạn có thể muốn thêm chi phí vận chuyển và đóng gói. Bằng cách đó, tất cả các căn cứ của bạn đều được bảo hiểm và bạn sẽ biết mình đã tính đến các chi phí liên quan đến vận chuyển và xếp dỡ.

Ngoài phí Handling Charge, bạn cần nắm rõ một số phụ phí khác khi vận chuyển hàng hóa quốc tế

  • Phí lệnh giao hàng (D/O fee – Delivery order fee): Là loại phí ứng với một Bill of Lading sẽ có phí lệnh giao hàng. Dù là hàng FCL (Full container), hàng LCL (hàng lẻ), hàng air hay hàng rời thì đều có phí D/O. Thôn thường, phí này sẽ do người nhận đóng với các điều kiện giao hàng EXW, DAT, nhóm C, nhóm F. Ngược lại, với các điều kiện giao hàng khác thì phí sẽ do người gửi đóng;
  • Phí khai thác hàng lẻ (CFS fee – Container freight station fee: Là khoản phí được chi trả cho hàng LCL (hàng lẻ) gồm bốc xếp hàng từ container sang kho và ngược lại, phí lưu kho hàng lẻ, phí quản lý kho hàng;
  • Phí lưu bãi/phí lưu container (DEM/DET fee – Demurrage/Detention fee): Đối với hàng hóa ở trong cảng hết ngày cho phép sẽ phải nộp khoản phí lưu kho bãi. Phí lưu container là phí đưa container về kho đóng hàng hoặc trả hàng nhưng quá số ngày cho phép của hãng tàu thì bị thu phí;
  • Phí phát hành vận đơn (B/L fee – Bill of Lading fee): Khi vận chuyển hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành B/L không đơn giản là cấp rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.
Phí Handling là gì? Cách tính Phí Handling như thế nào?
Khi vận chuyển hàng đi quốc tế sẽ có các loại phụ phí tương ứng mà chủ hàng, Doanh nghiệp cần biết để có sự tính toán, dự trù kịp thời về ngân sách.

Trên thực tế, các hãng tàu thường tách riêng Handling Charge với cước vận tải biển. Bởi những lý do sau:

  • Thứ nhất, các hãng tàu phải cạnh tranh nhau về giá nên họ sẽ không cho thêm phụ phí này vào cước vận tải. Thông thường, họ sẽ bóc tách riêng cước và phụ phí để khách hàng hiểu rõ hơn;
  • Thứ hai, các hãng tàu và Forwarder đều cần bóc tách phụ phí để thống kê doanh thu dễ dàng hơn;
  • Thứ ba, một số hãng tàu thường từ chối công bố chi phí làm hàng để có thể thu thêm một khoản ngoài cược. Đó chính là khoản chênh lệch trong phí THC sau khi đã trừ đi chi phí;
  • Thứ tư, bóc tách phí Handling Charge giúp chủ hàng biết được cước phí thực tế của lô hàng là bao nhiêu. Trên cơ sở đó họ sẽ cân đối việc sử dụng gói cước và chi phí bỏ ra cho phù hợp.

>>Xem thêm: Logistics performance index là gì?

Phân biệt Handling fee và THC fee trong xuất nhập khẩu

Để phân biệt được 2 loại phí là THC Charge và Handling Charge, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây được Savata chia sẻ như sau:

  • Phí THC còn được gọi với tên khác là phụ phí xếp dỡ tại cảng: Đây là khoản phí được thu trên mỗi container để bù đắp cho chi phí thực hiện các hoạt động làm hàng tại cảng. Các loại phí thuộc phí THC có thể kể đến như phí xếp dỡ container hàng hóa từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi container, phí sử dụng xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng,…
Phí Handling là gì? Cách tính Phí Handling như thế nào?
Các cá nhân, Doanh nghiệp cần hiểu đúng về phí handling charge để phân biệt chính xác với phí THC Charge.
  • Phí THC được thu ở cả hai đầu cảng là cảng xuất và cảng nhập. Đối tượng trả phí THC là người nhận tại cảng xếp với các điều kiện giao hàng như EXW, FCA, FAS; còn người gửi chịu phí tại cảng dỡ với điều kiện giao hàng DAT và DDP.

Như vậy, có thể thấy phí THC Charge khác với phí Handling Charge ở điểm: phí THC là phụ phí tại cảng liên quan đến quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, còn Handling Charge là phí do hãng tàu thu để phục vụ cho quá trình liên quan đến làm dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Nói tóm lại, nếu bạn là một Doanh nghiệp nhờ tới Công ty xuất nhập khẩu hàng hóa, tức bạn đang ở vai trò là Consignee hoặc Shipper của Forwarder thì cũng chỉ cần biết thông tin cơ bản như trên về loại phí handling charge là gì để hiểu hơn về công việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn có nhu cầu thuê Dịch vụ vận tải biển trọn gói đi Bắc – Nam, Quốc tế nguyên container, hãy tin tưởng lựa chọn Savata chúng tôi để được đáp ứng mọi yêu cầu. Và hãy tiếp tục theo dõi, cập nhật những tin bài chia sẻ tiếp theo để không chỉ biết phí handling là gì mà còn là nhiều kiến thức hữu ích khác liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu nhập khẩu, Logistics,…

Để lại một bình luận