Những điều bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển

Posted by htbyen
Category:

Khái niệm hợp đồng đã xuất hiện từ sớm trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong giao dịch hằng ngày cũng tồn tại khá nhiều loại hợp đồng. Mỗi loại hợp đồng cũng sẽ có hình thức, nội dung cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Hợp đồng vận tải hàng đường biển cũng tương tự như vậy và kèm theo đó là một số điều khoản thỏa thuận, quy định rõ ràng để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan. Trong bài viết này, Savata chia sẻ những lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển áp dụng mới nhất 2022, các cá nhân, Doanh nghiệp quan tâm cập nhật ngay để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Tại sao cần có bản hợp đồng vận tải đường biển?

Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn về vận tải biển, với bờ biển trải dài hơn 3200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, hiện nay có tới trên 300 cảng biển với qui mô lớn nhỏ các loại. Đánh giá được tầm quan trọng của kinh tế vận tải biển, pháp luật hàng hải Việt Nam ngày càng phải hoàn thiện nhằm điều chỉnh hoạt động vận tải ngày càng phát triển, phù hợp với các công công ước quốc tế về vận tải biển. Khi nghiên cứu về vận tải biển, một trong những nội dung quan trọng, trọng tâm là Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Hợp đồng vận tải hàng đường biển góp phần giúp cho người thuê vận chuyển biết được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa của mình thể hiện thông qua con dấu đóng trên hợp đồng. Tiếp theo là Văn phòng đại diện của Công ty vận chuyển đó ở đâu, Mã số thuế cũng như người đứng ra chịu trách nhiệm pháp lý cho Công ty vận chuyển.

Những điều bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển
Khi vận chuyển đường biển cần phải ký kết hợp đồng thỏa thuận một số điều khoản giữa người thuê Dịch vụ vận chuyển với đơn vị được cho thuê vận chuyển.

Thông qua Hợp đồng vận chuyển hàng hóa góp phần đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi cho cả đôi bên. Đối với bên phía Đơn vị vận chuyển sẽ có nhiệm vụ chính là được quyền kiểm tra hàng hóa trước khi tiến hành việc ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển, bên cạnh đó, người vận chuyển phải có trách nhiệm trong việc giao hàng đúng địa điểm, đúng thời hạn như đã thể hiện trong hợp đồng cho người nhận hàng.

Đối với người gửi hàng, phải tiến hành thanh toán đầy đủ số tiền như đã ghi bên trong hợp đồng cho người giao hàng. Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển giống như một sự đảm bảo dành cho người gửi hàng và người vận chuyển về những thỏa thuận mà hai bên đã cam kết với nhau trước khi quá trình vận chuyển hàng được diễn ra. Khi xảy ra bất cứ tranh chấp nào, đây sẽ là bằng chứng tốt nhất để hai bên cùng nhau ngồi lại giải quyết.

Khi ký kết hợp đồng vận tải hàng đường biển, cần lưu ý những gì?

Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển:

  • Hợp đồng vận chuyển đường biển là bản cam kết có hiệu lực, có giá trị pháp lý được thỏa thuận giữa người vận chuyển và người được thuê vận chuyển. Theo đó, người vận chuyển sau khi đã có nguồn hàng nhất định cần mang về nước để thực hiện buôn bán cần phải thuê người vận chuyển;
  • Thông thường, nếu số lượng ít sẽ đi bằng đường hàng không để tiện lợi hơn nhưng khi số lượng hàng lớn và không cần quá gấp, để tiết kiệm chi phí thì đại đa số các thương nhân hay các Công ty sẽ chọn vận chuyển theo đường biển;
  • Về quy định trong điều 70 – mục 1 – chương V, Công ty vận chuyển sẽ thu tiền đặt cọc, sau đó có nhiệm vụ giao trả hàng đúng cảng, đúng nơi đã được ghi trong hợp đồng. Cước sẽ tính theo sự thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên;
Những điều bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển
Trong bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo đường biển sẽ có một số điều lưu ý cần nắm rõ và các bên liên quan phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện theo thỏa thuận.
  • Khi đã nhận đúng mặt hàng, kiểm tra kỹ về tính đảm bảo người thuê vận chuyển có trách nhiệm sẽ thanh toán toàn bộ chi phí cho người được thuê. Khi cả hai đều thống nhất và thỏa mãn, hợp đồng sẽ được chấm dứt và vô hiệu lực. Nếu xảy ra sự tranh chấp và bất cập về tình trạng hàng hóa không đảm bảo, mọi hình thức bồi thường có thể dựa vào những gì đã quy định trong hợp đồng;
  • Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đa dạng và phong phú, không bị giới nghiêm bởi một số mặt hàng nào, có thể là áo quần, đồ gia dụng, đồ điện tử, nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thông thường,…trừ các chất cấm như bom mìn, pháo nổ,…(có trong danh sánh cấm nhập khẩu của Chính phủ);
  • Khi thực hiện ký hợp đồng vận chuyển đường biển, người được thuê vận chuyển có nhiệm vụ phải đảm bảo được tình trạng an toàn của hàng hóa. Nếu trường hợp mặt hàng là động vật sống hay vận chuyển hàng trên boong tàu có thể thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm đối với người thuê vận chuyển. Hai bên sẽ đưa ra mức giảm thiểu trách nhiệm hợp lý nhất trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển được xem như là một trong những nhân tố góp phần cho việc giao thương được diễn ra thuận lợi nhanh chóng hơn rất nhiều, đảm bảo được quyền lợi của tất cả mọi người. Vậy nên cần phải đảm bảo hợp đồng được thể hiện một cách đầy đủ và chính xác nhất.

>>Xem thêm: Những tuyến vận tải đường biển nội địa

Hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển được ký giữa những ai?

Hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển được thực hiện bởi các bên liên quan

  • Khách hàng thuê dịch vụ (người gửi hàng) là người tự mình hoặc ủy quyền cho ai khác kí hợp đồng với phía đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.
  • Đơn vị cung cấp dịch vụ (người vận chuyển) là người tự mình hoặc ủy thác người khác kí kết hợp đồng với bên khách hàng. Người vận chuyển thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa đường biển đến nơi an toàn.

Khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, trước tiên liên hệ Công ty dịch vụ để tìm hiểu thông tin, thống nhất nội dung liên quan. Sau đó, tiến hành soạn thảo và kí hợp đồng với nhau, theo đó hợp đồng có đầy đủ những điều khoản, thỏa thuận cần thiết bảo vệ quyền lợi của các bên. Hợp đồng là cơ sở đánh giá sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dich vụ dành cho khách hàng.

Loại hợp đồng này được sử dụng theo bản mẫu đúng chuẩn Nhà nước quy định

  • Những thông tin bắt buộc của chủ hàng và công ty dịch vụ và đứng tên hợp đồng là cá nhân cần có giấy ủy quyền;
  • Thông tin về tên mặt hàng, chủng loại và khối lượng cần vận chuyển;
  • Địa điểm và thời gian giao nhận hàng cụ thể, chi tiết;
  • Phương tiện dùng trong quá trình chở hàng: loại tàu, tải trọng;
  • Kèm theo vài điều khoản khác (tùy vào điều khoản của một số đơn vị cung cấp dịch vụ).

Nhiều Công ty sử dụng bản mẫu có sẵn hoặc thêm bớt vài điều kiện để thuận tiện việc hợp tác giữa các bên.

Savata nhận vận tải hàng nguyên container đường biển có ký kết hợp đồng đảm bảo quyền lợi cao nhất cho khách hàng

SAVATA được đánh giá là một trong những Đại lý tàu biển Nội địa và Quốc tế “Chuyên nghiệp – Uy tín – An toàn – Hiệu quả – Tận tâm”, với mức giá cực kỳ cạnh tranh, đóng vai trò là người chuyên chở hàng hóa nên trách nhiệm chính là cầu nối liên lạc giữa Chủ hàng và các Cơ quan liên quan đảm bảo hàng được vận chuyển và xử lý một cách nhanh chóng, thông suốt nhất có thể. Ngoài vận chuyển hàng rời, hàng nguyên container còn nhận vận chuyển container lạnh với hệ thống bảo quản hàng đạt chuẩn yêu cầu. Hệ thống kho bãi rộng rãi tại Bắc – Trung – Nam sẽ giúp nâng cao khả năng lưu trữ hàng và chủ động về thời gian chuyển gửi hàng từ Cảng – Cảng.

Hơn nữa, chúng tôi cũng nắm rõ về các lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển nên sẽ linh động thêm, bớt, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với mong muốn và thỏa thuận giữa các bên liên quan. Lợi thế của Công ty vận chuyển đường biển Savata còn nằm ở chuỗi Dịch vụ logistics trọn gói. Tức là bên cạnh đường biển, chúng tôi đem đến các giải pháp trọn gói về logistics như kho bãi, phân phối hàng hóa, tư vấn thủ tục chứng từ hàng hóa. Do đó gửi hàng tại đây sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa chuỗi cung ứng hàng hóa.

Đơn vị cũng xây dựng quy trình làm việc trọn gói, khép kín đem đến sự yên tâm và hài lòng cho mọi chủ hàng. Quý khách có thể hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi sẽ đưa xe đến tận xưởng, kho hàng của khách rồi trung chuyển ra bến cảng, cho hàng lên tàu đã được book lịch trước đó đến tận cảng biển cần giao. Ngay khi hàng tới cảng sẽ thực hiện việc trung chuyển hàng tới tận nơi hoặc khách có thể đến cảng biển nhận hàng về một cách rất nhanh chóng.

Những điều bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển
Cosco là hãng tàu biển lớn có tiếng được nhiều Đại lý tàu biển tin tưởng lựa chọn để vận chuyển hàng nguyên chuyến, nguyên container từ cảng biển này sang cảng biển khác.

Nhận gom, giao hàng tại các cảng biển Việt Nam

  • Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
  • Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
  • Cảng Hải Phòng;
  • Cảng Đà Nẵng;
  • Cảng Quảng Ninh;
  • Cảng Quy Nhơn;
  • Cảng Chân Mây;
  • Cảng Vân Phong;
  • Cảng Dung Quất;
  • Cảng Cửa Lò…

* Các cảng đến của mỗi tuyến hàng xuất khẩu đã và đang thực hiện:

  • Cảng tại Trung Quốc: Beihai, Qinzhou, Huangpu, Hongkong, Fuzhou, Lianyungang, Rizhao, Tianjin,…;
  • Cảng tại Đông Nam Á: Kosichang, Bangkok, Haiphong, Hochiminh, Jakarta, Surabaya, Singapore, Manila,…;
  • Cảng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga: Inchon, Pusan, Kunsan, Masan, Ulsan, Pohang, Chiba, Kashima, Kawasaki, Kobe, Nagoya, Osaka,…;
  • Cảng tại Châu Âu: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, Liverpool, Amsterdam,…

Các loại container được dùng phổ biến để đóng hàng đường biển

  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container hàng rời: Áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này;
  • Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
  • Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ.

Các chi phí vận tải biển thường gặp

  • Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
  • Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
  • Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
  • Phụ phí hãng tàu tại nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
  • Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
  • Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
  • Bảo hiểm;
  • Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
  • Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container);
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.

Nên chọn Công ty Vận tải biển Savata vì những lý do

  • Đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa: Do phương tiện sử dụng cho khâu vận tải đường biển là những con tàu chở hàng có tải trọng lớn và hiện đại, được Công ty chọn lựa từ những đơn vị có đủ năng lực để hợp tác;
  • Giá cước vận tải hàng hóa đường biển giá rẻ: Nhận giao hàng tận nơi đến khách hàng, đảm bảo giá vận tải cực kì cạnh tranh so với những đơn vị khác;
  • Dịch vụ vận chuyển tiên tiến, linh hoạt: Hàng được lấy từ tay người gửi và gửi đến tận tay người nhận, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, đem lại sự tiện lợi cao;
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, khoa học: Từ khâu tiếp nhận yêu cầu đến khâu giao nhận vận chuyển hàng hóa;
  • Cam kết về thời gian: Đảm bảo thời gian giao hàng tận tay người nhận đúng thời gian như hợp đồng (ngoại trừ biến cố lớn xảy ra như bão to, lũ, sóng thần…);
  • Chính sách hỗ trợ khách hàng cam kết sự hài lòng: Giảm bớt tối đa những rủi ro cho khách hàng một cách hợp lý nhất.

Savata hướng tới đối tượng khách hàng

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Các Dịch vụ bốc xếp hàng hóa

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, đóng hàng, xuống hàng container tại cảng, Nhà máy, kho Công ty;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dọn kho bãi, nhà xưởng;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên, xuống các xe tải;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo hợp đồng bốc xếp;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, sản phẩm theo ngày hoặc theo giờ;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa nhẹ, hàng nặng, cồng kềnh;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo đơn đặt hàng phát sinh.

Trên đây là những lưu ý khi ký hợp đồng vận tải đường biển, các đối tượng liên quan như người vận chuyển và người được thuê vận chuyển nếu quan tâm nên cập nhật thông tin để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đôi bên trong bản hợp đồng có giá trị pháp lý ngang nhau này. Vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển đang có nhu cầu rất cao, tuy nhiên sẽ tồn tại những mặt hạn chế nhất định bên cạnh thế mạnh, do đó chủ hàng nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn và chính thức ký kết hợp đồng với Nhà vận chuyển nhé. Liên hệ ngay với Savata khi cần tư vấn về lịch trình tàu biển, Dịch vụ vận tải biển trọn gói, quy trình chuyển gửi hàng tại cảng,…bộ phận chuyên trách của Công ty chúng tôi sẽ trực tiếp giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Trả lời