Cùng tìm hiểu những giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển

Posted by htbyen
Category:

Nếu Doanh nghiệp bạn thường xuyên sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển thì giá cả là một yếu tố rất quan trọng. Mặc dù xuất khẩu hàng hóa quý I.2022 tăng trưởng khả quan nhưng “gánh nặng” cước vận tải biển khiến lợi nhuận của Doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng. Song các Cơ quan ban ngành cũng đã có những giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển thiết thực nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị kinh doanh. Sau đây, Savata chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về các giải pháp tối ưu ấy và cập nhật nhanh tình hình cước phí vận tải biển hiện nay cũng như Công ty cung cấp Dịch vụ vận tải biển tiết kiệm và chuyên nghiệp nên lựa chọn.

Tổng quan về chi phí vận tải đường biển hiện nay

Theo đó, cước đường biển chính là các khoản chi phí cần phải đóng trong suốt quá trình vận chuyển hàng từ chỗ người bán tới chỗ người mua bằng phương thức tàu biển. Có thể được tính trên một container, hoặc tính trên thể tích hàng hóa CMB (cubic meter). Tùy vào quy định hãng tàu, tuyến đường mà bảng giá cước vận tải đường biển sẽ có sự khác biệt.

Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19, một số nước đồng loạt triển khai kiểm soát giao thương cùng với việc một số cảng biển áp dụng biện pháp chống dịch dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao 3-5 lần. Đến thời điểm này, dịch Covid-19 đã tạm lắng, các doanh nghiệp đều bắt đầu khôi phục sản xuất trong điều kiện bình thường mới, để cung ứng các đơn hàng còn ứ đọng trong thời gian qua nên nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

Cùng tìm hiểu những giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển
Chi phí vận chuyển đường biển đang có xu hướng tăng khiến nhiều Doanh nghiệp điêu đứng sau dịch Covid-19.

Cũng trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng đột biến, vừa qua Bộ GTVT đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai các giải pháp như thành 2 lập Tổ công tác liên ngành (với Bộ Công thương, Bộ Tài chính) kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá cước, phụ thu ngoài giá và các vấn đề khác liên quan đến dịch vụ vận chuyển container đường biển của các hãng tàu nước ngoài vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu đi châu Âu, châu Mỹ; giải quyết tình trạng ùn tắc hàng tại cảng…

Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển đội tàu biển quốc tế của Việt Nam (dự kiến ban hành năm 2022) để giảm chi phí và nâng cao tính chủ động cho hoạt động xuất nhập khẩu, tăng thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách để vận tải biển đáp ứng tốt nhu cầu của toàn xã hội, với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Có hay không các giải pháp giảm chi phí vận tải đường biển?

Qua kiểm tra về giá, phụ thu ngoài giá Dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển của các hãng tàu có tuyến hoạt động đi châu Âu, châu Mỹ cho thấy, đối với khách hàng ký hợp đồng dài hạn, giá cước được giữ cố định và không bị điều chỉnh bởi sự thay đổi giá trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Với chủ hàng nhỏ không ký hợp đồng vận tải dài hạn, giá cước thả nổi theo thị trường. Cục Hàng hải Việt Nam đã chấn chỉnh và khuyến nghị các hãng tàu thực hiện đúng quy định về công khai minh bạch giá cước vận tải; có cam kết về lịch trình, chỗ trên tàu và bảo đảm đủ lượng container rỗng để vận chuyển hàng hóa.

Lý do giá cước vận tải biển trên thế giới tăng cao theo các Chuyên gia kinh tế chủ yếu là do dịch COVID-19 kéo dài, một số nước đồng loạt áp dụng biện pháp kiểm soát đi lại, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao thương. Nhiều cảng biển ở các nước, đặc biệt châu Âu, châu Mỹ trong tình trạng ứ đọng do thiếu nhân lực xử lý. Từ đó, dẫn đến hàng triệu container bị ùn tắc tại cảng hoặc biên giới gây ra tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng.

Một số cảng biển áp dụng biện pháp cách ly cũng dẫn đến thời gian quay vòng tàu kéo dài hơn so với trước. Nguyên nhân tiếp theo là nhu cầu nhập khẩu của châu Mỹ, châu Âu đối với hàng hóa từ Trung Quốc và châu Á gia tăng. Trung Quốc là thị trường vận tải lớn, lượng container rỗng được hãng tàu ưu tiên dồn về Trung Quốc nên các nước lân cận bị ảnh hưởng thiếu container rỗng; trong đó, có Việt Nam,…

Các Chuyên gia kinh tế cho rằng, do chi phí tăng quá cao dẫn đến giá cước bị đẩy lên. Vì vậy, đối tác nước ngoài yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải chia sẻ khoản chi phí tăng thêm. Việc các hãng tàu liên tục tăng giá cước, các loại phụ phí đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp; làm tăng chi phí vận tải, chi phí lưu kho bãi, ảnh hưởng đến sản xuất và phân phối hàng hóa.

Để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận tải xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển, đẩy nhanh thủ tục cho tàu thuyền ra, vào cảng được thuận lợi nhanh chóng. Cùng với đó, xây dựng phương án bảo đảm an toàn hàng hải cho phép tàu có trọng tải lớn ra vào cảng; yêu cầu các doanh nghiệp cảng biển tăng hiệu suất khai thác, tận dụng tối đa nguồn lực giải phóng tàu nhanh, không để xảy ra tình trạng chậm chễ trong quá trình làm hàng.

Cùng tìm hiểu những giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển
Các cơ quan ban ngành đang đề xuất và triển khai dần các giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển để hỗ trợ tối đa cho các chủ hàng, Doanh nghiệp.

Về niêm yết giá, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản về giá cước vận tải container bằng đường biển và văn bản về niêm yết giá. Theo đó, các hãng tàu thực hiện nghiêm túc niêm yết giá theo quy định, công khai minh bạch giá cước và tăng giá theo đúng quy định của pháp luật; có giải pháp tăng lượng dự trữ container rỗng; kêu gọi các hãng tàu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Ngoài ra, trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến với Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng container tồn đọng tại cảng biển, để các doanh nghiệp có container rỗng phục vụ vận tải hàng hóa.

Một Chuyên gia hàng hải cho biết, do Việt Nam chưa có doanh nghiệp logistics quốc tế vươn tới Châu Âu, Châu Mỹ nên từ 80 – 90% hàng XNK của Việt Nam vẫn đang thực hiện theo tập quán mua CIF, bán FOB. Còn quyền thuê tàu và chi trả giá cước vận tải thuộc về đối tác nước ngoài nên việc chủ hàng Việt Nam can thiệp vào chuỗi vận tải quốc tế là rất khó. Quan trọng nhất là Cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát được vấn đề giá cước của hãng tàu vì giá cả vận hành theo quy luật thị trường.

Nhằm đảm bảo quyền lợi về giá cước vận tải cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, cần xây dựng một hệ thống giải pháp, như: minh bạch giá cước bằng sàn giao dịch; kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá của hãng vận tải nước ngoài theo quy định hiện hành…Đồng thời, đảm bảo thủ tục thông thoáng, hạ tầng luồng lạch cho tàu lớn làm hàng thuận lợi, không để xảy ra tình trạng ùn tắc.

Hiện, đội tàu biển Việt Nam đi các tuyến nước ngoài chỉ chiếm khoảng 7% thị phần, số còn lại nằm trong tay các hãng tàu nước ngoài. Trong khi, 100% tiền cước vận chuyển hàng hóa bằng container các tuyến xa thuộc về các chủ tàu nước ngoài. Vì vậy, Việt Nam cần phát triển đội tàu container lớn chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc hình thành đội tàu container mạnh không chỉ đơn thuần hạn chế các hãng tàu nước ngoài về giá cước cũng như phụ phí mà về lâu dài là công cụ để bảo đảm an ninh kinh tế của đất nước; thực hiện tốt các hiệp định FTA đã ký với EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

>>Xem thêm: Lợi ích của vận tải đường biển

Savata cung cấp Dịch vụ vận tải hàng đường biển với chi phí tiết kiệm và quy trình chuyên nghiệp

Vận tải biển được đánh giá là phương thức vận chuyển xuyên quốc gia, đa quốc tế hiệu quả nhất, có tầm quan trọng nhất định trong công đoạn trao đổi, buôn bán hàng Nội địa/Quốc tế. Đặc biệt, với một quốc gia có nhiều cảng biển như Việt Nam, từ lâu, đây đã là một trong những ngành chủ lực, góp phần tăng trưởng kinh tế nước ta. Không chỉ tiết kiệm chi phí khi chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 giá thành so với vận chuyển hàng không, hiện nhiều Đơn vị vận tải biển như SAVATA còn trang bị container lạnh với thiết kế hiện đại, tiện ích. Nhờ vậy mà mặt hàng có khối lượng lớn hay yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thích hợp cũng dễ dàng được vận chuyển hơn.

Nếu vận chuyển đường bộ có thể đáp ứng hiệu quả nhu cầu vận chuyển hàng lạnh Bắc – Nam trong thời gian gấp thì vận tải biển chính là giải pháp hàng đầu nếu khách hàng có nhu cầu tiết kiệm chi phí. Nhận thấy nhu cầu của khách hàng, chúng tôi mang đến giải pháp vận chuyển đường biển cho các lô hàng khô/lạnh, hàng dự án số lượng lớn với quy trình chuyên nghiệp và an toàn. Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm nhiều năm về cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng XNK Nội địa và Quốc tế.

Cùng tìm hiểu những giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển
Savata là một trong những đơn vị chuyên trách cung cấp Dịch vụ vận tải biển với cước phí tiết kiệm, phải chăng.

Ngoài ra, chúng tôi còn là đối tác lâu năm và tin cậy của hầu hết các hãng tàu trong và ngoài nước, các đơn vị hàng hải quốc tế có tàu cập cảng Việt Nam, giao nhận hàng hóa kịp thời và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế khi cập cảng tại khu vực Đông Á, Trung Đông, Châu Âu, Bắc Mỹ. Vai trò của Savata là thúc đẩy hoạt động Thương mại quốc tế, góp phần vào giá trị gia tăng cho hàng hóa. Hay hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương thuận tiện, dễ dàng là nhờ những Đại lý hãng tàu như chúng tôi.

Savata hướng tới đối tượng khách hàng

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Các chi phí vận tải biển thường gặp

  • Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
  • Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
  • Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
  • Phụ phí hãng tàu tại nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
  • Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
  • Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
  • Bảo hiểm;
  • Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
  • Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container);
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.

Cước phí vận tải biển Cảng – Cảng phụ thuộc nhiều yếu tố

  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…

*** Một điều chắc chắn mà hiếm có Đại lý hãng tàu biển, Đơn vị kinh doanh vận tải biển nào trên thị trường cam kết làm được chính là quá trình chuyển chở hàng đều hạn chế tối đa sự mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng đến giá cước niêm yết chúng tôi đã thương thảo với quý khách từ đầu.

Quy trình vận tải hàng nguyên chuyến đường biển

  • Bước 1: Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng qua Email hoặc Hotline khi có nhu cầu vận chuyển đường biển Nội địa/Quốc tế;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc Hợp đồng Dịch vụ vận tải hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển.

Savata vừa chia sẻ nhanh các giải pháp giảm chi phí vận chuyển đường biển và những thế mạnh nổi bật của đơn vị chúng tôi khi thực hiện Dịch vụ vận tải biển an toàn, tiết kiệm, chuyên nghiệp để Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng có thể cân nhắc lựa chọn. Tuy cước phí vận tải biển đang tăng cao nhưng nếu các cá nhân, đơn vị, Doanh nghiệp có sự kết nối chặt chẽ, hỗ trợ nhau và áp dụng chính sách mới hiệu quả thì mọi vấn đề sẽ từng bước được khắc phục. Liên hệ ngay với Công ty chúng tôi khi bạn cần tư vấn và báo giá cước vận tải trọn gói tốt nhất 2022.

Trả lời