Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics

Posted by htbyen
Category:

Phải nói rằng, với năng lực khai thác lên đến hàng trăm triệu tấn/năm, các cảng biển lớn như Thượng Hải, Hong Kong, Thâm Quyến, Singapore, Busan, Roterdam,…đang đóng vai trò quan trọng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để biết thêm chi tiết về tiềm năng vận hành của các cảng biển này, Savata sẽ liệt kê Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới hiện nay kèm thông tin về vị trí, sức chứa, năng suất, tần suất ra/vào hàng,…khách hàng có thể tham khảo để chọn bến cảng tốt nhất, trang bị đầy đủ thiết bị, cơ sở vất chất hạ tầng tốt nhất cho lô hàng của mình. Song song đó, chúng tôi còn chỉ ra những điểm mạnh của đơn vị mình đối với “Dịch vụ vận chuyển hàng hóa nguyên chuyến bằng đường biển đi Trung Quốc”, giúp các chủ hàng, Doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn về một Nhà vận chuyển đáng tin cậy, tốt nhất hiện nay.

Giới thiệu chung về Dịch vụ cảng biển Logistics

Theo tài liệu từ Ủy ban quản trị Logistics quốc tế. Logistics cảng được định nghĩa như sau: “Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý hiệu quả dòng chảy của vốn nhằm kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa từ khâu bảo quản nguyên liệu thô đến khâu hoàn thiện sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến quy trình này từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng”.

Điều này hoàn toàn đồng nghĩa với việc logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Vì vậy, logistics là quá trình liên quan tới nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược cho đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Đối với ngành vận tải, logistics bao gồm mọi hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh liên quan đến vận tải (đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa,…), lưu kho bãi, sắp xếp, đóng gói, bao bì hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải và phân phối hàng đi các nơi theo yêu cầu người ủy thác.

Trong logistisc, cảng nắm đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics và do vậy có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics. Mục tiêu của dịch vụ cảng biển logistics chính là tập trung xây dựng các hệ thống dịch vụ cảng nhằm tối ưu hóa quy trình logistics thông qua việc nâng cao tính tương thích của cảng trong chuỗi logistics. Bằng việc sử dụng các giới hạn logistics đầu ra “trên” và “dưới”, sự tham gia của các dịch vụ trong cảng có thể tạo nên thị phần đáng kể trong chuỗi giá trị gia tăng thu được của chuỗi logistics. Nếu một cảng thành công trong việc phát triển các dịch vụ logistics, cảng đó chắc chắn có được ưu thế cạnh tranh hơn so với các cảng đối thủ khác. Ngày nay, dịch vụ cảng biển là đầu mối quan trọng và có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trình logistics.

>>Xem thêm: 5 cảng biển ở Singapore nổi tiếng nhất

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất trong chuỗi logistics

Cảng biển (hải cảng), là những nơi có vị trí nằm ở bờ biển, ở đó có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa hoặc đưa đón du khách đi lại thông qua đường biển. Công ty Vận tải biển Savata sẽ giới thiệu Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi logistics hiện nay:

1. Cảng Thượng Hải – Trung Quốc

Cảng biển lớn nhất trên thế giới hiện nay là cảng Thượng Hải của Trung Quốc. Cảng nằm ở cửa sông Trường Giang. Cảng Thượng Hải nằm trong vùng lân cận của Thượng Hải, bao gồm một vùng nước sâu và cảng sông. Trong năm 2010, Thượng Hải cảng vượt qua cảng Singapore để trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới. Thượng Hải cảng xử lý 29.050.000 TEU, trong khi cảng Singapore kém hơn nửa triệu TEU.

Cảng Thượng Hải nhìn ra biển Hoa Đông về phía Đông, và vịnh Hàng Châu ở phía nam. Nó bao gồm đầu các sông Dương Tử, sông Hoàng Phố (sông đổ vào sông Dương Tử), và Tiền Đường. Cảng Thượng Hải được quản lý bởi Công ty TNHH cảng vụ quốc tế Thượng Hải vào năm 2003[2]. Công ty TNHH cảng vụ quốc tế Thượng Hải là một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó chính quyền thành phố Thượng Hải sở hữu 44,23 phần trăm số cổ phiếu đang lưu hành.

Nó có diện tích 3.619 km2, bao gồm tổng cộng 125 bến với tổng chiều dài bến vào khoảng 20 km. Cảng đón nhận 33,62 triệu đơn vị container và phục vụ hơn 2.000 tàu container mỗi tháng. Cảng Thượng Hải xử lý trên 700 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Việc nhập khẩu và xuất khẩu thương mại trên khắp Thượng Hải đã chiếm một phần tư giá trị thương mại nước ngoài của Trung Quốc hàng năm. Nó giúp nước này vượt lên Mỹ để trở thành quốc gia có nền thương mại lớn nhất thế giới.

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics
Cảng Thượng Hải – Trung Quốc nằm ở cửa sông Trường Giang với cơ sở hạ tầng hiện đại, đầy đủ cùng vị trí vô cùng thuận lợi nên đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, chuỗi Logistics,…

2. Cảng Singapore

Cảng Singapore gồm các cơ sở hạ tầng bến cảng và khu vực nước cảng thực hiện chức năng xử lý thương mại hàng hải tại cảng của Singapore. Hiện nay cảng này là cảng bận rộn nhất trên thế giới về mặt trọng lượng tàu hàng xử lý, cảng cũng trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng container trên thế giới như cảng container của thế giới bận rộn nhất, một nửa nguồn cung cấp dầu thô hàng năm của thế giới, và là cảng trung chuyển của thế giới bận rộn nhất.

Đây cũng là cảng đông đúc nhất về tổng trọng tải hàng hóa xử lý cho đến năm 2005, khi bị cảng Thượng Hải vượt qua. Hàng ngàn tàu thả neo ở cảng, kết nối cổng để hơn 600 cảng khác trong 123 quốc gia và trải rộng trên 6 lục địa. Cảng Singapore không chỉ là một nguồn lợi kinh tế đơn thuần, mà là cần thiết vì Singapore thiếu đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Cảng là nơi quan trọng đối với nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, và sau đó tái xuất sau khi hàng đã được tinh chế. Eo biển Johor tàu bè không qua được do có Johor-Singapore Causeway kết nối Singapore với Malaysia.

3. Cảng Hong Kong – Trung Quốc

Nằm ở vùng biển Nam Trung Quốc, Cảng Hong Kong – Trung Quốc xếp vị trí thứ tư trong số những cảng biển lớn nhất thế giới hiện nay. Hongkong là một trong những cảng lớn lâu đời, từng là một trong những thuộc địa quan trọng của Vương Quốc Anh. Sự phát triển của thành phố Hong Kong như hiện tại cũng là nhờ đóng góp không nhỏ của cảng này.

Hồng Kông là một trong những cảng trung tâm phục vụ khu vực Đông Nam và Đông Á, là một cửa ngõ kinh tế đại lục Trung Quốc. Năm 2012, sản lượng container được xử lý là 23,1 triệu TEU (đơn vị tương đương container 20 feet), 385.350 con tàu vận chuyển cập bến mang theo 243 triệu tấn hàng hóa. Chính vì công suất hoạt động lớn, cảng Hồng Kông vẫn luôn duy trì là cảng phục vụ lớn nhất phía nam Trung Quốc và là một trong những cảng tấp nập nhất trên thế giới.

Về cơ sở hạ tầng, bến cảng có 9 cảng container với 24 cầu cảng, tổng diện tích khoảng 279 ha, trong đó bao gồm bãi container và các trạm hàng hóa. Thời gian quay vòng trung bình của mỗi con tàu là 10 tiếng. Đối với tàu thông thường làm việc giữa dòng tại phao neo thì thời gian kép dài từ 32 đến 33 tiếng.

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics
Cảng Hong Kong – Trung Quốc xếp vị trí thứ tư trong số những cảng biển lớn nhất thế giới và cũng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

4. Cảng Thâm Quyến – Trung Quốc

Thâm Quyến nằm trong vùng châu thổ sông Châu Giang, giáp với Hương Cảng về phía Nam, Huệ Châu ở phía bắc và đông bắc, Đông Hoản về phía bắc và phía tây bắc. Kênh Linh Đinh (伶仃洋) và sông Châu Giang về phía tây và Vịnh Đại Bằng (vịnh Biển Đông) về phía đông và cách thủ đô Quảng Châu khoảng 100 km (62 dặm).

Cảng Thâm Quyến (Shenzhen seaport) xử lý hàng hóa; vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế bằng đường bộ và đường biển và thủy nội địa. Từ năm 2015, cảng biển phía Nam Trung Quốc này đã trở thành cảng biển bận rộn thứ 3 trên thế giới về sản lượng hàng hóa container.

5. Cảng Ninh Ba – Chu Sơn – Trung Quốc

Ninh Ba (tiếng Trung: giản thể: 宁波市 phồn thể: 寧波市 bính âm: Níngbō Shì, Hán-Việt: Ninh Ba thị) là Thành phố trực thuộc tỉnh của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ninh Ba nằm ở phía Nam vịnh Hàng Châu, nhìn ra biển Hoa Đông về phía Đông, giáp Thiệu Hưng về phía Tây, giáp Đài Châu về phía Nam và được tách ra khỏi Chu San bằng một khu vực nước hẹp.

Năm 2006, cảng Ninh Ba và cảng Chu Sơn đã được hợp thành Cảng Ninh Ba – Chu Sơn và là cảng biển lớn thứ 6 trên thế giới. Đây cũng là nơi quy tụ của tam giác kinh tế Duyên hải miền Đông Trung Quốc và sông Trường Giang. Có sức chứa hàng hóa trên 16,5 triệu tấn, Cảng Ninh Ba – Chu Sơn cũng là một cảng đầy hứa hẹn cho nền kinh tế Trung Quốc hiện nay.

Trong năm 2020, cảng Ninh Ba – Chu Sơn giải quyết gần 1,2 tỉ tấn hàng hoá. Theo ấn phẩm hàng hải Lloyd’s List, cảng Ninh Ba – Chu Sơn là cảng bận rộn thứ 3 trên toàn cầu xét về số chuyến hàng container trong năm 2020 và là cảng bận rộn thứ 2 ở Trung Quốc sau Thượng Hải.

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics
Cảng Ninh Ba – Chu Sơn là cảng biển có sức chứa hàng hóa trên 16,5 triệu tấn, cũng được xem là cảng bận rộn thứ 2 ở Trung Quốc (sau Thượng Hải).

6. Cảng Thanh Đảo – Trung Quốc

Nằm ở rìa Thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cảng Thanh Đảo nhìn ra biển Hoàng Hải, thấy cả bán đảo Triều Tiên và xứ sở Phù Tang – Nhật Bản. Trong Thế chiến I, Thanh Đảo từng là chiến trường giao tranh giữa Đế quốc Đức và Đế quốc Nhật Bản bởi vì vị trí quan trọng của nó trong chiến lược biển của hai quốc gia.

Cảng Thanh Đảo hiện là một trong mười cảng tấp nập nhất thế giới – thứ ba về container (2020) và thứ tám về lượng hàng hóa thông qua (2018). Cảng Thanh Đảo bao gồm bốn khu vực: Đại Cảng (Dagang), Hoàng Động (Guangdong), Đông Gia Khẩu (Dongjiakou), Tiền Loan (Qianwan). Năm 2011, cảng Thanh Đảo cùng với các cảng Yên Đài, cảng Nhật Chiếu, cảng Uy Hải và cảng Busan – cảng lớn nhất của Hàn Quốc, hợp thành một liên minh chiến lược trong vận tải hàng hải ở vùng Đông Bắc Á.

Năm 2021, cảng Thanh Đảo đã mở thêm ba tuyến đường biển quốc tế trực tiếp đến các khu vực và quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường, và với các quốc gia đối tác của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Các tuyến đường này giúp cho tốc độ vận chuyển hàng tiêu dùng nhanh hơn. Ví dụ, thực phẩm được sản xuất tại Philippines, Việt Nam và Thái Lan có thể đến Thanh Đảo chỉ trong 6 ngày.

7. Cảng Thiên Tân – Trung Quốc

Cảng Thiên Tân (Tianjin) là cảng biển lớn nhất miền Bắc Trung Quốc và là cửa ngõ hàng hải đến Bắc Kinh. Đây cũng được xem là cảng nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc và là một trong 10 cảng lớn nhất thế giới. Cảng Thiên Tân (Tianjin) nối liền với 170 quốc gia và hơn 300 cảng biển trên thế giới, là một điểm trọng yếu nối liền hai lục địa Á – Âu.

Cảng Thiên Tân là cảng hàng đầu thế giới và bến cảng nước sâu nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc, và năng lực thông qua hàng thứ năm trên thế giới. Nằm trong Khu kinh tế Tân Hải, một khu kinh tế mới của Trung Quốc, bến cảng Thiên Tân là cảng ghé cảng du lịch quốc tế đi thăm khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả Bắc Kinh.

8. Cảng Busan – Hàn Quốc

Cảng Busan nằm ở cửa sông Naktong, Hàn Quốc. Đây là cảng container lớn thứ năm thế giới và là cảng trung chuyển lớn nhất Đông Bắc Á. Cảng Busan nằm ở cửa sông Naktong, Hàn Quốc. Đây là cảng container lớn thứ năm thế giới và là cảng trung chuyển lớn nhất đông bắc Á. Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), ngoài thành phố Jeju, Busan cũng là thành phố không bị quân đội miền Bắc chiếm giữ.

Sau khi kết thúc chiến tranh Busan trở thành một thành phố tự trị và là trung tâm của các ngành công nghiệp lớn của Hàn Quốc như đóng tàu, sản xuất ô tô, thép, điện tử, hóa chất, đồ gốm và giấy. Tháng 1 năm 2004 Ban quản lý Cảng Busan (BPA) đã được thành lập nhằm phát triển, quản lý và điều hành cảng Busan nhằm đưa cảng Busan trở thành một hải cảng tầm cỡ thế giới.

Đến nay, cảng Busan đã đảm nhận bốc xếp gần 40% tổng lượng hàng hóa vận tải biển của Hàn Quốc, 80% lượng hàng hóa container và 42% sản lượng thủy sản. Mỗi ngày cảng đón nhận gần 130 tàu.

9. Cảng Rotterdam – Hà Lan

Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất Châu Âu, nằm ở Thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, Hà Lan. Từ năm 1962 cho đến năm 2004 đó là cảng bận rộn nhất thế giới, nhưng đã bị cảng Thượng Hải và cảng Singapore vượt qua. Trong năm 2009, cảng Rotterdam là cảng container lớn thứ 10 của thế giới về số TEU thông qua (2008: thứ chín, 2006: thứ sáu).

Hà Lan hiện cũng đang sở hữu cảng Rotterdam – cảng tổng hợp lớn nhất thế giới. Hiện cảng chiếm tới 36% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng đường hàng hải vào Châu Âu. Năm 2009, cảng Rotterdam được đánh giá là cảng container lớn thứ 10 của thế giới với lượng container lưu thông lên tới 10,8 triệu TEU, lượng hàng hóa lưu thông cũng đạt tới mức 430 triệu tấn trong năm 2010, đưa tổng doanh thu hàng năm của cảng lên tới 525 triệu Euro. Từ cảng biển Rotterdam, hàng hóa có thể đến với các trung tâm công nghiệp – kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Với vị trí đặc thù nằm trên diện tích 105km2. Cảng Rotterdam hiện trải dài trên một khoảng cách 40km (25 dặm). Cảng Rotterdam được coi là trung tâm ELC của châu Âu (European Logistics Centre – Trung tâm cung cấp chuỗi cung ứng Châu Âu). Cảng Rotterdam luôn dành mặt bằng ưu đãi và tạo ra nhiều công đoạn giá trị gia tăng logistics để thu hút các chủ hàng ngoại, các đơn vị kinh doanh logistics trong nước (như cung cấp thiết bị hiện đại, phương tiện, lao động tay nghề cao để sơ chế, lắp ráp, làm nhãn mác mới, đóng gói, phân loại, tái xuất…), đặc biệt ở các Distripark có nhiều doanh nghiệp chuyên về kho, bãi, phân phối hàng hóa khắp châu Âu và thế giới.

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics
Cảng Rotterdam (nằm ở Thành phố Rotterdam, Zuid-Holland, Hà Lan) là cảng lớn nhất Châu Âu, hiện chiếm tới 36% tổng lượng hàng hóa lưu thông bằng đường hàng hải vào Châu Âu.

10. Cảng Jebel Ali – Dubai – U.A.E

Jebel Ali (tiếng Ả Rập: جبل علي‎) (đôi khi cũng được viết là “Mina Jebel Ali” là một cảng sâu nằm ở Jebel Ali, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Jebel Ali là cảng bận rộn thứ chín trên thế giới, bến cảng nhân tạo lớn nhất và là cảng lớn nhất và là cảng bận rộn nhất ở Trung Đông. Cảng Jebel Ali được xây dựng vào cuối những năm 1970 để hỗ trợ cho cảng Rashid.

Cảng Jebel Ali bao gồm hơn một triệu mét vuông chỗ cho container. Nó cũng có không gian để lưu trữ hàng hóa nói chung trong trung và dài hạn, bao gồm bảy nhà kho kiểu Hà Lan với tổng diện tích gần 19 nghìn mét vuông và 12 nhà kho có mái che rộng 90,5 mét vuông. Ngoài ra, cảng Jebel Ali cũng bao gồm 960 nghìn mét vuông nơi lưu trữ.

Cảng Jebel Ali được liên kết với hệ thống đường cao tốc Dubai và đến Làng vận chuyển hàng hóa sân bay quốc tế Dubai. Các cơ sở của Làng Hàng hóa có khả năng xử lý hàng hóa, có thể vận chuyển trong bốn giờ từ tàu sang máy bay. Dịch vụ vận tải bằng xe tải thương mại DPA, vận tải container và vận chuyển hàng hóa nói chung giữa cảng Jebel Ali, cảng Rashid và phần còn lại của UAE mỗi ngày.

Cảng Jebel Ali là một trong những cơ sở hàng đầu của DP World và đã được xếp hạng thứ 9 trong Top Container Port Worldwide trên toàn thế giới, đã xử lý 7,62 triệu TEU trong năm 2005, cho thấy thông lượng tăng 19%, trong năm 2004. Cảng Jebel Ali được xếp hạng 7 trong các cảng lớn nhất thế giới vào năm 2007.

Savata nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển đi Trung Quốc chuyên nghiệp, an toàn, giá cả phải chăng, chất lượng dịch vụ tốt nhất

Công ty Vận tải biển Savata nhận thấy rõ nhu cầu vận tải hàng bằng đường biển từ Việt Nam sang Trung Quốc đang tăng cao cho các mặt hàng nông sản, rau củ quả trái cây; hàng thủy hải sản; hàng có khối lượng nặng; hàng khoáng sản; hàng đóng hộp, giày da vải, đồ chơi, kim loại; hàng có tính chất lý hóa,…nên đã dốc toàn lực (bao gồm cả nhân lực, vật lực), liên kết với nhiều đơn vị, hãng tàu để thực hiện trọn gói Dịch vụ vận chuyển số lượng lớn hàng hóa bằng Container từ các cảng biển Việt Nam đến các cảng biển lớn của Trung Quốc một cách chuẩn xác nhất cả về thời gian lẫn địa điểm giao hàng tận nơi theo yêu cầu (bằng xe kéo Container).

Hiện mức giá vận chuyển hàng nguyên Container đi Trung Quốc có sự thay đổi nhất định theo mùa nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc, tính toán cẩn thận để có thể đưa ra một mức giá phù hợp nhất, tối ưu nhất cho những mặt hàng cồng kềnh, nặng nề (được tính dựa trên số cân nặng và kích thước kiện hàng). Kho bãi chứa hàng hóa nguyên Container, số lượng lớn khá rộng rãi tại cảng biển đi và đến cũng tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất cho cả người gửi lẫn người nhận hàng.

Đơn vị luôn có lịch tàu biển ổn định cùng số lượng các chuyến hàng trải đều hàng tuần, vận chuyển hàng số lượng lớn bằng đường biển Savata có thể tiếp nhận lượng hàng từ nhiều khu vực tại nhiều cảng biển tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, với các loại trái cây, rau củ quả, thịt các loại,…khi vận chuyển sẽ luôn có hệ thống bảo quản sản phẩm, hàng hóa đạt chuẩn yêu cầu để khi giao nhận luôn đạt trạng thái nguyên vẹn tốt nhất.

Công ty vận chuyển container đường biển chúng tôi cũng sẽ đơn giản hóa mọi quy trình, thủ tục xuất khẩu để quý khách có thể chuyển hàng sang Cảng biển Trung Quốc an toàn nhất và nhanh chóng nhất. Với đội ngũ nhân sự có nghiệp vụ cao cùng sự hỗ trợ tối đa từ phía các Đại lý vận chuyển, Savata sẽ hỗ trợ đầy đủ cho quý vị trong suốt quá trình chuyển hàng đi.

Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới và quan trọng nhất chuỗi logistics
Savata được đánh giá là một trong những Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển chuyên nghiệp với cam kết chắc chắn về thời gian, lịch trình, giá ổn định nhất thị trường.

Các mặt hàng chúng tôi nhận vận chuyển bằng đường biển

  • Vận chuyển hàng số lượng lớn thực phẩm, thức ăn gia súc, hàng gia dụng;
  • Vận chuyển nguyên container đường biển mặt hàng nông sản: gạo, bắp, đậu,…;
  • Vận chuyển nguyên chuyến hàng máy móc thiết bị, máy công nghiệp, công cụ cầm tay,…;
  • Vận chuyển container lạnh: Hàng thực phẩm đông lạnh, thịt đông lạnh, thủy sản,…và các mặt hàng khác phù hợp với phương thức vận tải đường biển.

Các cảng biển Việt Nam nhận gom hàng và cảng biển Trung Quốc nhận giao hàng

* Cảng biển nhận gom hàng tại Việt Nam:

Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh), Cảng biển Hải Phòng (Hải Phòng); Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa). Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An), Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Cảng biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Cảng biển Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định); Cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa), Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa). Cảng biển Ba Ngòi (Khánh Hòa), Cảng biển TP. Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh), Cảng biển Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cảng biển Đồng Nai (Đồng Nai), Cảng biển Cần Thơ (Cần Thơ),…

* Các Cảng biển nhận giao hàng tại Trung Quốc:

  • Cảng Thiên Tân – Tianjin/Xingang Port;
  • Cảng Đại Liên – Dalian Port;
  • Cảng Thượng Hải – Shanghai Port;
  • Cảng Thâm Quyến – Shenzhen Port;
  • Cảng Thanh Đảo – Qingdao Port;
  • Cảng Ninh Ba – Ningbo Zhoushan Port;
  • Cảng Hạ Môn – Xiamen Port;
  • Cảng Hồng Kông – Hongkong Port;
  • Cảng Ôn Châu – Wenzhou Port,…

Savata là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn danh tiếng

* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:

Vosco, Vinafco, Vinalines, Nasico, Gemadept, Biển Đông, Viet Sun,…

* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:

APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…

Yếu tố quyết định cước phí vận chuyển số lượng lớn hàng hóa từ Cảng Việt Nam – Cảng Trung Quốc

  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…

Các Dịch vụ vận tải đường biển Savata cung cấp

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế (Trung Quốc) với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đi Trung Quốc

  • Bước 1: Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin của khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đi Trung Quốc bằng đường biển;
  • Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển từ Cảng biển Việt Nam đi Cảng biển Trung Quốc và bảo hiểm hàng hóa;
  • Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
  • Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam – Trung Quốc” tại đây.

Vận tải biển Savata đã chia sẻ Top 10 cảng biển lớn nhất thế giới, các cá nhân, Doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này có thể tham khảo để hoàn toàn chủ động về lịch trình xuất khẩu hàng số lượng lớn của đơn vị mình. Theo như thông tin trên thì hầu như các cảng biển lớn, tiềm năng và quan trọng nhất chuỗi logistics tập trung nhiều tại Trung Quốc, trong khi đó Công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của chúng tôi lại đang hoạt động rất mạnh mẽ về tuyến vận chuyển từ các cảng biển lớn Việt Nam sang nước bạn. Vậy nên, hãy liên hệ ngay theo Hotline bên dưới khi bạn cần tư vấn về dịch vụ này để được hỗ trợ cung cấp lịch trình, cách thức gửi hàng,…cũng như nhận báo giá trọn gói tốt nhất nhé!

Trả lời