Tổng hợp ký mã hiệu hàng nguy hiểm hiện nay
Những biểu tượng cảnh báo nguy hiểm xuất hiện ở rất nhiều nơi, nhất là các ký hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của hóa chất nhưng không phải ai cũng nhận biết và hiểu được ý nghĩa của chúng. Savata với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành vận tải biển sẽ tổng hợp các ký mã hiệu hàng nguy hiểm đầy đủ chuẩn nhất để các chủ hàng nắm rõ hàng hóa của mình thuộc nhóm nào, từ đó có thể lựa chọn Nhà vận chuyển phù hợp, uy tín nhất. Để vận chuyển mặt hàng nguy hiểm này cũng đòi hỏi những yêu cầu riêng biệt đảm bảo an toàn, muốn biết đó là gì mời bạn đọc cập nhật thông tin chia sẻ hữu ích dưới đây.
Phân loại và yêu cầu chuyển gửi hàng nguy hiểm hiện nay
Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods – viết tắt là DG) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển. Theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm lại được phân thành 9 loại sau đây:
- Loại 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp;
- Loại 2: Khí ga dễ cháy; khí ga không dễ cháy, không độc hại; khí ga độc hại;
- Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy;
- Loại 4: Các chất đặc dễ cháy; các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; các chất dễ tự bốc cháy; các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy;
- Loại 5: Các chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ;
- Loại 6: Các chất độc hại; các chất lây nhiễm;
- Loại 7: Các chất phóng xạ;
- Loại 8: Các chất ăn mòn;
- Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.
Vận chuyển hàng nguy hiểm liên quan đến nhiều bộ, ngành khác nhau. Việc cấp giấy phép vận chuyển do từng bộ, ngành cấp tùy thuộc vào loại hàng hóa nguy hiểm. Vận chuyển hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
- Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9;
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8;
- Bộ Y tế cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất bảo vệ thực vật. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
Trước khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm các tổ chức và cá nhân phải có phiếu an toàn hóa chất là tài liệu do Nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập cung cấp, được in bằng Tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:
- Nhận dạng hóa chất; Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
- Thông tin về thành phần các chất;
- Đặc tính lý, hóa của hóa chất;
- Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
- Thông tin về độc tính;
- Thông tin về sinh thái;
- Biện pháp sơ cứu về y tế;
- Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
- Yêu cầu về cất giữ;
- Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
- Yêu cầu trong việc thải bỏ;
- Yêu cầu trong vận chuyển;
- Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
- Các thông tin cần thiết khác…
Tổng hợp ký mã hiệu hàng nguy hiểm đầy đủ chuẩn nhất
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ hoặc hình vẽ dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Yêu cầu của mã ký hiệu:
- Ðược viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe;
- Phải dễ đọc, dễ thấy;
- Có kích thước lớn hoặc bằng 2cm;
- Không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa;
- Phải dùng màu đen hoặc màu tím với hàng thông thường, màu đỏ với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại. Bề mặt viết ký mã hiệu phải bào nhẵn;
- Phải được viết theo thứ tự nhất định;
- Ký hiệu mã hiệu phải được kẻ ít nhất trên hai mặt giáp nhau.
Hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế hoặc mã IMDG đã được thông qua vào năm 1965 theo Công ước SOLAS (An toàn cho cuộc sống trên biển) năm 1960 theo IMO. Bộ luật IMDG đã được thành lập để ngăn chặn các loại ô nhiễm trên biển. Mã IMDG cũng đảm bảo rằng, hàng hóa vận chuyển qua đường biển được đóng gói theo cách mà chúng có thể được vận chuyển an toàn. Mã hàng nguy hiểm là mã thống nhất và là mã được áp dụng cho các tàu chở hàng trên toàn thế giới.
Ký hiệu tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất là một trong những công việc cần thiết cho việc ghi nhãn trên Container, vì:
- Nhận dạng được sản phẩm;
- Chỉ cần có từ mang tính nhận biết như DANGER (nguy hiểm) hoặc WARNING (cảnh báo) cũng rất cần thiết để vận chuyển sao cho phù hợp;
- Báo cáo nguy hiểm, chỉ rõ tính chất và mức độ của các rủi ro gây ra bởi các sản phẩm;
- Báo cáo đề phòng, chỉ ra cách các sản phẩm cần được xử lý để giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng (cũng như với những người xung quanh và môi trường);
- Trên đó có ghi nơi của Nhà cung cấp (có thể là Nhà sản xuất hoặc Nhà nhập khẩu).
Ký hiệu tượng hình mức độ nguy hiểm của hóa chất được dùng để cung cấp nền tảng và để thay thế các ký hiệu tượng hình nguy hiểm khác nhau của mỗi quốc gia. Nó được thực hiện bởi Liên minh Châu Âu (quy chế CLP) năm 2009.
Ký hiệu tượng hình GHS dành cho việc vận chuyển giống khuyến cáo trong khuyến nghị của Liên hợp quốc về việc vận chuyển hàng nguy hiểm, thực hiện rộng rãi trong các quy định của quốc gia như Luật Vận chuyển Vật liệu Nguy hiểm Liên bang Mỹ (49 U.S.C. 5101-5128) và DOT quy định tại điều 49 C.F.R. 100-185.
Ký hiệu tượng hình nguy hiểm vật lý
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS01: Chất nổ |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS03: Chất oxy hóa |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS04: Khí nén |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS05: Chất ăn mòn |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
Không cần ký hiệu |
Ký hiệu tượng hình nguy hiểm sức khỏe
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS06: Độc |
? | Sử dụng cho | |
---|---|---|
|
||
Không cần ký hiệu |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
Chất ăn mòn |
Ký hiệu tượng hình nguy hiểm môi trường
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
GHS09: Nguy hiểm môi trường |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
|
||
Không yêu cầu. |
Ký hiệu tượng hình vận chuyển
Lớp 1: Chất nổ
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
Các chất và vật phẩm được phân loại là chất nổ nhưng không có mối nguy hiểm đáng kể
Dấu sao được thay thế bằng mã tương thích. |
||
Phân lớp 1.4 |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
Chất rất nhạy cảm có nguy cơ nổ hàng loạt.
Dấu sao được thay thế bằng mã tương thích. |
||
Phân lớp 1.5 |
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
Không tuyên bố về nguy hiểm
Dấu sao được thay thế bằng mã tương thích. |
||
Phân lớp 1.6 |
Lớp 2: Khí ga
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
Các khí:
Biểu tượng, số lượng và đường ranh giới có thể được thể hiện bằng màu trắng thay vì màu đen |
||
Phân lớp 2.2 |
Lớp 3 và 4: Các chất lỏng và chất rắn dễ cháy
Các lớp vận tải GHS khác:
Sử dụng cho | ||
---|---|---|
Chất với giá trị LD50 ≤ 300 mg/kg (miệng) hoặc ≤ 1.000 mg/kg (da) hoặc giá trị LC50 ≤ 4.000 ml/m³ (hít phải bụi hay sương). |
||
Phân lớp 6.1 |
Ký hiệu vận tải không GHS
Các hình vẽ sau đây được bao gồm trong các quy định mô hình UN nhưng không được đưa vào GHS vì bản chất của các mối nguy hiểm.
Lớp 6.2 | Lớp 7 | Lớp 9 | |||
---|---|---|---|---|---|
Các chất lây nhiễm | Vật liệu phóng xạ | Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác. |
>>Xem thêm: Quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm
Có nên chọn Dịch vụ vận tải hàng nguy hiểm bằng container đường biển AN TOÀN, CHUYÊN NGHIỆP, HIỆU QUẢ NHẤT tại Savata?
Việc vận chuyển hàng nguy hiểm như pin lithium, chất khí, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, các chất oxy hóa, các chất độc hại, các chất ăn mòn từ lâu đã là thách thức với ngành vận tải nói chung. Ngoài những quy định khắt khe, nghiêm ngặt, việc vận chuyển hàng nguy hiểm còn tồn tại những hiểm họa khôn lường. Nhận thấy rõ nỗi lo lắng của khách hàng khi phải đau đầu tìm kiếm, lựa chọn một Nhà vận chuyển đảm bảo, uy tín, an tâm. SAVATA chúng tôi với kinh nghiệm vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển nhiều năm qua sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Nhân viên được đào tạo kỹ càng, bài bản về các ký mã hiệu hàng nguy hiểm. Thành thạo các nhóm hàng nguy hiểm nên đã xử lý nhiều mặt hàng nguy hiểm khác nhau như dầu khí, một số loại dược phẩm, thiết bị y tế, các loại axit, hóa chất, phân bón, máy móc, pin. Các lô hàng này cũng được kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo an toàn và phù hợp với các yêu cầu nghiệp vụ khác nhau. Khách hàng của chúng tôi đa phần là các Cơ quan Chính phủ, các trường Đại học, và các Công ty trong ngành công nghiệp bán dẫn, hóa chất, các viện khoa học, hàng không, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng hóa tiêu dùng.
Đối tượng khách hàng chúng tôi muốn hướng tới
- Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
- Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
- Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.
Các loại hàng nguy hiểm nhận vận chuyển
- Vật liệu nổ (như pháo hoa và pháo sáng);
- Khí dễ cháy (như bình xịt hoặc khí đốt khi cắm trại);
- Khí không dễ cháy (như khí ô xy ở dạng nén);
- Khí độc (như Oxy Diflorua);
- Chất lỏng dễ cháy (như dung môi hoặc sơn);
- Chất rắn dễ cháy (như diêm);
- Chất dễ phát lửa tự nhiên (như lưu huỳnh);
- Chất ô xy hóa (như phân bón);
- Peroxit hữu cơ (như bộ dụng cụ sửa chữa bằng sợi thủy tinh);
- Hàng nguy hiểm khi bị ướt (như canxi cacbua);
- Chất truyền nhiễm (như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm y tế);
- Chất ăn mòn (như thuốc tẩy hoặc thuốc vệ sinh đường ống);
- Chất độc (như thuốc trừ sâu);
- Chất phóng xạ (như máy dò khói);
- Các loại hàng hóa khác (như túi hơi an toàn hoặc nam châm, điện thoại hoặc máy tính xách tay).
Các loại container sử dụng để vận chuyển đường biển
- Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như: rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
- Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
- Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
- Container hở mái (container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
- Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
- Container bảo ôn (Container lạnh): Gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh…
Quy trình vận chuyển hàng nguy hiểm nguyên container đường biển
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận tải hàng nguy hiểm đi Bắc Nam/Quốc tế;
- Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, cước phí vận chuyển hàng nguy hiểm và bảo hiểm hàng đường biển;
- Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
- Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển” tại đây.
Trên đây là tổng hợp các ký mã hiệu hàng nguy hiểm, các Doanh nghiệp, chủ hàng quan tâm tới vấn đề này nên tìm hiểu trước để thuận tiện trong quá trình chuyển gửi mặt hàng dễ gây cháy nổ, ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe con người này. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển với sự cạnh tranh cao nhất về giá cả lẫn chất lượng. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng để chọn đúng một phương thức và Nhà vận chuyển đáng tin cậy nhất. Savata là một trong những Công ty vận tải biển chất lượng cao, nhận vận chuyển hàng bưu kiện, hàng thường, hàng nguy hiểm,…với giá cả trọn gói phải chăng. Liên hệ ngay khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.