Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc như thế nào?
Với địa hình nằm giáp biên giới phía Bắc, Trung Quốc đang là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường rất khó tính, đòi hỏi các Đơn vị xuất khẩu cần nắm rõ quy trình và các loại thủ tục để hàng hóa không bị trả về do thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Nhằm giúp các Doanh nghiệp nắm rõ hơn vấn đề, thông qua bài viết sau, Savata chúng tôi sẽ thông tin đến bạn thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc chi tiết mới nhất cũng như chỉ rõ thế mạnh nổi bật nhất của đơn vị mình khi thực hiện chuyển gửi hàng cho khách tuyến Việt – Trung nguyên container đường biển.
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay
Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới. Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng cũng như sở thích của người dân rất đa dạng. Mỗi vùng miền lại tìm kiếm những mặt hàng khác nhau. Điều này đã biến Trung Quốc trở thành thị trường hấp dẫn bậc nhất thế giới, mang tới cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh những cơ hội đáng giá không đâu có được. Xét về văn hóa, hai nước Việt Trung có khá nhiều điểm tương đồng. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa Việt đang ngày càng được nâng cao, có vị trí nhất định trên thương trường. Người dân Trung Quốc đang ngày càng thích thú với hàng hóa đến từ Việt Nam. Đặc biệt là thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 17,9 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc được thông quan nhanh hơn, đã khơi thông cho lượng hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng trở lại, trái hẳn với sự ì ạch hồi cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
Điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, với 4,74 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 26,4% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,86 tỷ USD, tăng 17,8%, chiếm 21,5% tỷ trọng xuất khẩu. Máy ảnh, máy quay phim đạt 1,16 tỷ USD, tăng 66% so với cùng kỳ. Thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 76,1%. Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 63,1%. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng có sự khởi sắc trở lại sau khi tăng trưởng âm 17% trong năm 2021. Bốn tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 534 triệu USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ.
Phải nói rằng trong những năm qua, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc trực tiếp hoặc gián tiếp luôn trong tình trạng quá tải và bị tồn ứ. Dạo qua một vòng các cửa khẩu, có thể thấy rất nhiều xe tải chuyên chở thanh long, dưa hấu, các loại trái cây tươi,…luôn phải xếp hàng dài để chờ thông quan với các thủ tục pháp lý phức tạp, nhiều quy trình. Thay vì tự mình “bơi giữa biển lớn” với việc phải tìm các đơn vị xuất khẩu bên nước bạn uy tín, phải lo liệu giấy tờ, qua nhiều bước thủ tục lằng nhằng, rắc rối,…thì bạn nên lựa chọn Công ty vận chuyển hàng Việt Nam đi Trung Quốc để “giải phóng” khó khăn cho chính mình và hàng hóa muốn xuất khẩu.
Các Công ty vận chuyển được công nhận về mặt pháp lý, có tư cách pháp nhân rõ ràng sẽ giúp bạn nhanh tìm kiếm các đối tác nhập khẩu hàng hóa uy tín và hoàn tất thông quan hải quan, chuyên chở hàng hóa an toàn, đảm bảo chất lượng, xuất khẩu hàng từ Việt nam sang Trung Quốc thông suốt, dễ dàng nhất. Chắc chắn với Dịch vụ xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc thông qua các Công ty vận chuyển, người sản xuất sẽ không rơi vào tình trạng bị chèn ép giá, “ế” hàng, rút ngắn thời gian xuất nhập cảnh cũng như giảm tối đa chi phí đối với dịch vụ này.
Theo đó, phương thức xuất khẩu hàng hóa chính ngạch qua đường biển đang được các Doanh nghiệp lựa chọn trong bối cảnh xuất khẩu qua đường bộ đang bị gián đoạn do bị ảnh hưởng Covid-19. Không chỉ mặt hàng trái cây, nhiều mặt hàng thủy sản, sữa…cũng được các doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển.
Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
- Thứ nhất, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp từ thị trường Trung Quốc chiếm đến 70%. Đây chính là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất trong nhóm thị trường xuất khẩu ở Việt Nam;
- Thứ hai, Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc nên thuận lợi cho việc giao thương. Chi phí vận chuyển so với nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…rẻ hơn rất nhiều. Do vậy, nếu bỏ lỡ thị trường này đồng nghĩa với doanh nghiệp bỏ lỡ một khoản lợi nhuận khổng lồ;
- Thứ ba, Trung Quốc được coi là thị trường dễ tính đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cộng thêm sức tiêu thụ lớn nên đây được xem là giải pháp tuyệt vời khi doanh nghiệp có ý định xuất khẩu thực phẩm sang nước ngoài.
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc như thế nào?
Khi nền kinh tế ngày một phát triển và hiện đại như ngày nay đồng nghĩa với việc nhu cầu giao thương về thương mại ngoại quốc cũng từ đó gia tăng không ngừng, trong đó bao gồm cả thị trường Trung Quốc – nơi có mật độ dân số đông nhất nhì trên thế giới. Để thúc đẩy hàng hóa tiếp cận đến thị trường tiềm năng lớn này nhằm mở rộng quy mô sản xuất, thương mại của doanh nghiệp trong nước thì việc nắm bắt các quy trình, thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc là điều thiết yếu hơn bao giờ hết. Dưới đây là những nội dung cần thiết cho bạn tham khảo:
Các điều kiện xuất khẩu hàng đi Trung Quốc
Tuy là thị trường lớn, rộng nhưng Trung Quốc cũng đòi hỏi rất kỹ lưỡng đối với các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia họ. Bên cạnh đó, sau khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng ra toàn thế giới, Trung Quốc đang yêu cầu thực hiện triệt để chính sách “Zero Covid”. Do đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều điều kiện nhập khẩu hàng hóa sang quốc gia này. Do đó, các đơn vị xuất khẩu hàng sang Trung Quốc cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra và khử trùng phòng dịch đối với hàng hóa được vận chuyển trong container thông thường. Các biện pháp kiểm tra bao gồm việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu trong container để tiến hành kiểm tra, xét nghiệm; tiến hành khử trùng công đoạn bốc dỡ hàng hóa trên container nhập khẩu; thực hiện phun khử trùng phòng dịch đối với container rỗng trong lúc lau dọn, bốc xếp hàng hóa.
- Chính quyền Quảng Tây, Trung Quốc (địa phương có biên giới với 4 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang của Việt Nam), cũng đã đưa ra một số yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Theo đó, mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải cung cấp được đầy đủ 4 loại giấy tờ sau: Chứng nhận kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu; Chứng nhận khử trùng; Chứng nhận thông tin truy xuất nguồn gốc hợp pháp và Chứng nhận xét nghiệm Axit Nucleic âm tính với Covid-19.
Từ năm 2022, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Trong 18 nhóm thực phẩm này chủ yếu là nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Và cũng như nhiều quốc gia khác, để xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc cũng đòi hỏi Doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký, hoàn tất hồ sơ theo yêu cầu của Cục Bảo Vệ Thực Vật.
Người khai hải quan phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
- Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, bạn có thể hoàn thành tờ khai này qua phần mềm điện tử ECUS;
- Giấy phép của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đối với các loại hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định (nếu có);
- Bản sao hóa đơn thương mại.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi Trung Quốc
Công đoạn chuẩn bị cần có:
- Điều quan trọng trước hết khi muốn thương mại quốc tế là bạn cần phải có Công ty, có pháp nhân vì bản thân cá nhân không thể tự ý mở tờ khai theo loại loại hình kinh doanh được mà phải nhờ đến một công ty đứng ra làm đại diện để chuyển và nhận tiền theo đúng điều lệ hợp pháp (gọi nôm na là ủy thác xuất khẩu);
- Phải có tài khoản thanh toán bằng đơn vị tiền tệ VNĐ và tài khoản thanh toán quốc tế (mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho đối tác chuyển khoản);
- Cần có tài khoản khi khai báo với hải quan để khai báo hải quan điện tử hoặc nhờ đại lý hải quan truyền tờ khai. Tuy nhiên trong khâu này sẽ có một số bước nhỏ phát sinh, cho nên ta cần tìm đơn vị đối tác nhập khẩu hàng hóa tại Trung Quốc uy tín.
Đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác xuất khẩu:
Khâu giao dịch này tương đối khá giống với quy trình đàm phán hàng hóa đi trong nội địa. Nhưng cần lưu ý một vài đặc điểm sau:
- Giá cả tổng của kiện hàng;
- Điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc. Địa chỉ giao hàng ở đâu, phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ thể phía bên doanh nghiệp gửi, bên đơn vị vận chuyển và nhập khẩu tại Trung thế nào…;
- Phương thức thanh toán, đàm phán để đưa ra giá cả thống nhất tốt nhất. Thanh toán trả trước hay trả sau, thư tín dụng, chuyển khoản, nhờ thu,…có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế có thể áp dụng;
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa, quy cách hàng, bảo quản hàng,…
Chuẩn bị hàng, đặt tàu và làm thủ tục thông quan hàng hóa:
Sau khi đã thống nhất ký kết hợp đồng xong thì dựa theo lịch dự tính ngày giờ xuất hàng để đặt lịch (book) hãng vận chuyển để đặt chỗ lấy container xuất hàng đi. Cần đặt lịch sớm để tránh tình trạng hết chỗ lại phải delay việc giao hàng, thậm chí có thể bị phạt tiền nếu trong hợp đồng có quy định thời gian.
Khi đặt lịch của phương tiện vận chuyển xong, lấy booking note (thông tin đặt chỗ), dựa vào đó để theo dõi thời gian đi của phương tiện, thời gian lấy container để đóng hàng, thời gian hạ hàng, nơi hạ container hàng,…và thời gian cắt máng (closing time). Closing time là thời gian bắt buộc nhà xuất khẩu cần phải hoàn tất các thủ tục thông quan, tờ khai xuất và vào sổ tàu (để hãng tàu xếp container lên tàu).
Trong thời gian này sẽ làm bộ chứng từ: hóa đơn (invoice), phiếu đóng gói hàng hóa (packing list), điều phối xe container đi lấy vỏ và kéo xuống kho đóng hàng, đồng thời đi làm các thủ tục xin một số giấy tờ đặc biệt (nếu có), truyền tờ khai hải quan xuất khẩu. Sau khi đóng hàng , hạ hàng tại cảng xuất , làm thủ tục thông quan tờ khai xuất, vào sổ tàu,…
Hoàn thành chứng từ xuất khẩu:
Sau khi hoàn thành tờ khai xuất, chỉ yêu cầu đơn vị vận chuyển phát hành bill (lúc này lấy Bill gốc hay Surrender Bill hay Seaway Bill là tùy nhu cầu) mỗi loại mỗi khác. Khi đã lấy bill xong, tiếp đến sẽ làm bộ chứng từ để lấy mấy loại giấy tờ như: kiểm dịch, phun trùng…đồng thời xin C/O form yêu cầu (nếu có). Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Sau khi đã xong bộ chứng từ hoàn chỉnh, chuẩn bị gửi cho Consignee để khi hàng sang Trung Quốc họ nhận hàng. Gửi như thế nào, ai sẽ giữ chứng từ, giao hàng theo lệnh ai, thanh toán thế nào,…
Tất toán với ngân hàng:
Khi đã nhận được tiền, chúng ta sẽ chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ chứng từ xuất khẩu để gửi cho ngân hàng để ngân hàng đóng dấu, bảo lưu và doanh nghiệp cần lưu giữ lại toàn bộ hồ sơ chứng minh nguồn tiền đó.
Nhìn chung, quá trình xuất khẩu hàng hóa cần đòi hỏi rất nhiều thủ tục pháp lý liên quan cũng như để đảm bảo uy tín của không chỉ Nhà sản xuất mà cả của đất nước nên việc lựa chọn một Công ty Dịch vụ vận chuyển hàng từ Việt Nam đi các nước nói chung và Trung Quốc nói riêng phải thực sự uy tín, chuyên nghiệp để nâng cao vị thế, tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất. Và một trong những công ty hàng đầu về Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc bạn có thể gửi gắm niềm tin, lựa chọn đó chính là Savata.
>>Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ
Savata cung cấp Dịch vụ vận tải biển tuyến Việt Nam – Trung Quốc bằng container AN TOÀN, GIÁ CẠNH TRANH, UY TÍN, HIỆU QUẢ TỐT NHẤT
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc của rất nhiều Nhà sản xuất, cá nhân nhỏ lẻ đã có rất nhiều Công ty vận chuyển ra đời, hoạt động một cách “rầm rộ”. Tuy vậy, không phải đơn vị nào cũng đủ độ tin cậy, hiểu rõ thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và đủ khả năng giúp khách hàng giải quyết được đơn hàng xuất khẩu nhanh chóng, dễ dàng nhất.
Thế nhưng, khi đến với Công ty Vận tải biển Savata với đầy đủ năng lực, tư cách pháp nhân cũng như nhận được lòng tin của đông đảo khách hàng cả nước, không chỉ cá nhân nhỏ lẻ mà cả những Doanh nghiệp lớn có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang nước bạn. Chúng tôi tự tin là sự lựa chọn số 1 và hoàn hảo mà khi khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ xuất khẩu hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc không nên bỏ lỡ. Bởi luôn có quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao.
Hơn nữa, Công ty còn sở hữu một đội ngũ nhân viên thông thạo tiếng Trung, có đội xe chuyên dụng trung chuyển hàng với nhân viên thông thạo giao thông, cẩn thận và chu đáo, đảm bảo mọi khẩu trong quá trình giao tiếp với đối tác, vận chuyển hàng hóa diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và an toàn nhất. Chúng tôi cũng đã liên kết với các hãng tàu biển chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc, vận tải hàng hóa một cách nhanh chóng, đúng quy cách, đảm bảo không để thất thoát hàng của khách.
Công ty nhận vận chuyển các mặt hàng hóa từ Việt Nam đi Trung Quốc bằng đường biển đa dạng hàng gồm hàng nông sản, đồ gia dụng, đồ điện, hàng nội thất, vật liệu xây dựng, hàng điện tử,…và nhiều mặt hàng khác, vận chuyển mọi khối lượng, số lượng khách hàng có theo nhu cầu của khách hàng.
Các cảng biển lớn nhất của Trung Quốc, Savata đã và đang thực hiện vận chuyển
- Shanghai Port – Cảng Thượng Hải;
- Zhangjiang Port – Cảng Trạm Giang;
- Dalian Port – Đại Liên;
- Guangzhou Port – Cảng Quảng Châu;
- Zhuhai Port – Cảng Chu Hải;
- Hong Kong Port – Cảng Hồng Kông;
- Ningbo Zhoushan Port – Cảng Ninh Ba và Zhoushan;
- Shenzhen Port – Cảng Thâm Quyến;
- Xiamen Port – Cảng Hạ Môn;
- Wenzhou Port – Cảng Ôn Châu.
Các loại container sử dụng để chuyển hàng đi Trung Quốc
- Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
- Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
- Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
- Container hở mái (container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
- Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như: rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
- Container bảo ôn (Container lạnh): Gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh…
Thời gian vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc phụ thuộc nhiều yếu tố
- Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở trung tâm thành phố, nội địa hay vùng quê;
- Thời gian vận chuyển: Ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết;
- Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết;
- Thủ tục, hồ sơ: Kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…).
Ngoài ra, một số yếu tố khác như tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),…cũng ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam – Trung Quốc.
Các ưu điểm nổi bật nhất của Dịch vụ vận tải biển tuyến Việt – Trung tại Savata
- Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
- Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu…;
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
- Có Hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
- Các thủ tục giao nhận tương đối nhanh đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
- Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
- Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
- Phương tiện xe kéo, Container đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng hiện đại, chắc chắn;
- Có hệ thống kho hàng rộng khắp có thể tiếp nhận ngay hàng rời từ cảng biển vào;
- Khách hàng được tư vấn để hiểu rõ Luật vận chuyển hàng đi Trung Quốc bằng đường biển;
- Năng lực vận tải biển lớn, không hạn chế, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
- Đảm bảo đủ chỗ trên tàu phục vụ nhu cầu vận tải đường biển tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
- Chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển;
- Hàng hóa được mua bảo hiểm khi sử dụng Dịch vụ chuyển hàng đi Trung Quốc xuất khẩu nguyên chuyến;
- Sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển…
Savata với những kinh nghiệm trong ngành đã kịp thời thông tin đến Quý Doanh nghiệp về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Nhà xuất khẩu nào chưa nắm rõ quy trình, thủ tục này thì nên tham khảo áp dụng ngay nhé. Bởi đây là một trong những điều kiện tiên quyết giúp kế hoạch thông quan hàng hóa của Doanh nghiệp bạn được diễn ra mau chóng, suôn sẻ, hạn chế tối đa mọi vướng mắc không mong muốn. Và khi bạn có nhu cầu cần tím kiếm Đối tác vận tải hàng hóa bằng container đường biển Uy tín, Chuyên nghiệp, Chất lượng tốt nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đáp ứng mọi yêu cầu, cho dù là khắt khe nhất…