Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật gồm những gì?

Posted by htbyen
Category:

Nhật Bản là nước có tiềm năng kinh tế lớn. Đến nay, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho việc hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa.

Savata với nhiều năm hoạt động tích cực trong ngành vận tải biển nay cung cấp đến Quý khách hàng thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật, cập nhật nhanh tình hình – nhu cầu xuất khẩu hàng đi Nhật. Cùng với đó là các thế mạnh, tiềm lực, năng lực vận tải của đơn vị chúng tôi khi thực hiện Dịch vụ vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển, Nhà xuất khẩu tiềm năng nào đang quan tâm và muốn chọn một đối tác gửi hàng đáng tin cậy thì nên cân nhắc lựa chọn nhé.

Tổng quan tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản hiện nay

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 0,5% so với năm 2020. Trong đó, mặt hàng chủ lực là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%. Các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt như: Cà phê tăng 25,5%; hàng rau quả tăng 20%; hạt điều tăng 39%; hạt tiêu tăng 56%… Một số loại hoa quả Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường Nhật như: thanh long, xoài, sầu riêng, dừa, vải thiều…

Năm 2022, đồng Yên yếu, cùng với giá dầu tăng cao do ảnh hưởng cuộc chiến Nga-Ukraina, chính sách Zero Covid của Trung Quốc khiến chi phí sản xuất tăng, dẫn đến những mặt hàng thiết yếu của Nhật Bản cũng lên giá từng ngày khiến việc chi tiêu của các hộ gia đình trở nên căng thẳng. Đó là chưa kể, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng với hàng nhập khẩu khắt khe nhất thế giới.

Đối với hàng nông, lâm, thủy sản phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật; trong khi hàng công nghiệp cần đáp ứng điều kiện về quy cách sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật, quy định ghi nhãn hay các quy định ghi trong JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản…Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật gồm những gì?
Infographic tổng quan tình hình, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản cho các mặt hàng, ngành hàng thông dụng khác nhau.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 11,38 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 1,3 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng từ lĩnh vực nông sản đến chế biến, chế tạo. 6 tháng đầu năm có 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên gồm: dệt may đạt gần 1,67 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,364 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,2 tỷ USD. Ngoài ra còn nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như thủy sản (800 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (603,7 triệu USD); điện thoại và linh kiện (538,7 triệu USD); giày dép (495,8 triệu USD); sản phẩm từ chất dẻo (386 triệu USD)…

Số liệu trên cho thấy việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Chính phủ đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho Doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên để xuất khẩu thành công ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần phải nắm rõ thông tin thị trường, các quy định về nhập khẩu của quốc gia, vùng, lãnh thổ mà doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu hàng hóa mà cụ thể ở đây là thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật. Hiện có nhiều loại hình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam – Nhật Bản được sử dụng hơn như: máy bay, tàu biển, container, xe tải lớn nhỏ,…Trong đó hình thức vận chuyển bằng đường biển được rất nhiều khách hàng lựa chọn. Bởi lẽ nó không những có khả năng chở được số lượng hàng hoá lớn mà giá thành lại rẻ.

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật hiện nay

Bạn đang cần tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật? Thời gian vận chuyển hàng hóa giữa 2 nước mất bao lâu ? Các phụ phí xuất khẩu đi Nhật Bản gồm những loại nào? Có ưu đãi thuế không? Các quy định quản lý nhà nước là gì? Thủ tục, quy trình xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản ra sao? Vậy bạn có biết đơn vị Logistics uy tín cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu sang Nhật Bản nào uy tín không?, tất cả sẽ được giải đáp sau đây. Và để tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt cần lưu ý một số vấn đề trước khi tiếp cận thị trường khó tính này:

Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra chất lượng

Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.

Hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu.

Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa.

Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản

  • Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, các chất kích thích, chất hướng thần, và thuốc gây ngủ;
  • Súng đạn và các bộ phận súng đạnFirearms (pistols, etc.), ammunition (bullets) thereof, and pisto;
  • Vật liệu nổ (dynamite, thuốc súng,…);
  • Tiền chất nguyên liệu cho vũ khí hóa học;
  • Vi trùng có khả năng được sử dụng trong khủng bố sinh học;
  • Tiền giả, các loại giấy tờ, chứng từ có giá giả mạo;
  • Sách, bản vẽ và bài viết khác có thể làm hại sự an toàn công cộng hoặc ảnh hưởng tới đạo đức (nguyên vật liệu khiêu dâm hoặc trái với đạo đức, nội dung khiêu dâm, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em);
  • Những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật gồm những gì?
Muốn đẩy nhanh quá trình vận chuyển hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thì Nhà xuất khẩu cần phải nắm rõ về các điều kiện, quy định, thủ tục cần thiết,…

Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản

Hồ sơ hải quan xuất khẩu sang Nhật Bản thông thường:

  • Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần);
  • Chứng nhận mã số thuế(nếu lần đầu xuất khẩu);
  • Hợp đồng thương mại;
  • Packing list;
  • Biên bản bàn giao container.

Shipping mark:

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.

Chứng nhận xuất xứ:

Khi xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.

Thuế suất:

Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,…

Trước tiên bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hóa đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hoá chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn.

Savata tự hào là đơn vị cung cấp trọn gói Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa sang Nhật Bản uy tín, chuyên nghiệp. Cam kết sẽ mang lại cho Quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất về Dịch vụ xuất nhập khẩu của chúng tôi.

>>Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Dịch vụ vận tải, xuất khẩu hàng hóa tuyến Việt – Nhật bằng container đường biển UY TÍN, GIÁ TỐT, CHUYÊN NGHIỆP TỐT NHẤT tại Savata

Công ty Vận tải biển Savata chúng tôi chuyên cung cấp các giải pháp vận chuyển hàng hóa nguyên chuyến từ Cảng – Cảng đi Nội địa/Quốc tế, và nhất là tuyến Việt – Nhật đang triển khai khá mạnh mẽ với cước phí tiết kiệm, cạnh tranh nhất thị trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ lô hàng số lượng lớn, giá trị cao của khách.  Hiện tại, chúng tôi khai thác tuyến đường biển từ các cảng của Việt Nam: Hải Phòng, Cát Lái, Đà Nẵng,…đi đến tất cả các cảng chính (main ports) của Nhật Bản:

  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Tokyo;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Osaka;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Yokohama;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Kobe;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Nagoya;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Hakata;
  • Vận chuyển đường biển xuất khẩu đi Moji,…

Với tuyến vận tải Quốc tế, Savata có sự am hiểu thị trường từng quốc gia nên khách hàng có thể an tâm về hàng hóa mình được bảo quản và vận chuyển trong một môi trường đáng tin cậy, an toàn, linh hoạt thông qua mạng lưới toàn cầu và các mối liên kết chặt chẽ giữa các Đại lý vận chuyển của chúng tôi. Bên cạnh vận chuyển hàng thường, hàng nguyên Container, chúng tôi còn nhận vận chuyển Container hàng lạnh, đông lạnh với hệ thống bảo quản hàng đạt chuẩn theo yêu cầu khách hàng đặt ra. Công ty cũng hỗ trợ khách hàng về mặt giấy tờ và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật và các nước khác nhanh thuận lợi, đúng quy trình, nguyên tắc và pháp luật.

Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật gồm những gì?
Savata tự hào là Nhà cung cấp Dịch vụ vận tải biển đi các tuyến Nội địa, Quốc tế uy tín, chất lượng với giá cước phí cạnh tranh, hấp dẫn nhất 2023.

Các mặt hàng Savata thường nhận xuất khẩu sang Nhật

  • Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
  • Điện thoại các loại và linh kiện;
  • Kim loại thường khác và sản phẩm;
  • Máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng;
  • Hóa chất;
  • Chất dẻo nguyên liệu;
  • Sản phẩm từ sắt, thép;
  • Cao su;
  • Giày dép các loại;
  • Phương tiện vận tải và phụ tùng;
  • Thức ăn gia súc và nguyên liệu;
  • Hạt tiêu;
  • Cà phê;
  • Hàng dệt may;
  • Gỗ và sản phẩm từ gỗ;
  • Hàng thủy sản.

Savata đã, đang và sẽ là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn

* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:

Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun,…

* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:

APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…

Cước phí vận tải hàng hóa từ Cảng – Cảng quyết định bởi các yếu tố

  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…

Ngoài cước biển, khi xuất khẩu hàng đi Nhật Bản, chủ hàng cần trả một số loại phí sau:

  • Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD120/170/200/140/231 cho cont 20’/40’/45’/20RF/40RF;
  • Vận đơn (Bill fee): USD 40/set;
  • Phí chì (seal fee): USD 10/cont;
  • Phí khai hải quan tự động vào Nhật (AFR): USD 35/set;
  • Ngoài ra còn có các chi phí nâng hạ, cơ sở hạ tầng,…được thu cụ thể theo quy định của từng cảng tại Việt Nam.

Các Dịch vụ vận tải đường biển Savata

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu…các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.

Thời gian vận chuyển hàng hóa Việt – Nhật phụ thuộc nhiều yếu tố

  • Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở trung tâm thành phố, nội địa hay vùng quê;
  • Thời gian vận chuyển: Ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết;
  • Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết;
  • Thủ tục, hồ sơ: Kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…).

Ngoài ra, một số yếu tố khác như tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),…cũng ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam – Nhật Bản,…

Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành, Savata đã chia sẻ nhanh thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật để Nhà xuất khẩu tiện tham khảo mà có sự chủ động hơn trong mọi trường hợp. Vì Nhật Bản là thị trường khá khó tính trong việc nhập hàng từ nước ngoài nên đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rõ và hiểu đúng vấn đề và lựa chọn những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng theo yêu cầu mới hạn chế khả năng hàng bị trả về lại. Và nếu đơn vị bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về vận chuyển cũng như hoàn tất các thủ tục hải quan cần thiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được đáp ứng nhanh chóng kịp thời mọi yêu cầu nhé!

Để lại một bình luận