Tìm hiểu thủ tục đi xuất khẩu Đài Loan chi tiết năm 2024
Đài Loan có kim ngạch xuất khẩu không cao nhưng có lợi thế về vị trí địa lý, tương đồng về Văn hóa và Kinh tế với Việt Nam. Đây cũng là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam nên kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không sang Đài Loan giao thương, tiêu dùng tăng mạnh. Song muốn xuất khẩu vào thị trường này thì điều kiện tiên quyết là Nhà xuất khẩu phải nắm rõ, hiểu đúng về giấy tờ pháp lý, thủ tục cần thiết theo quy định, nếu không hàng sẽ bị trả ngược về.
Savata là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực Vận tải quốc tế, logistics sẽ chia sẻ nhanh thủ tục đi xuất khẩu Đài Loan mới nhất năm 2022 cho Quý Doanh nghiệp áp dụng theo. Đối với các chuyến xuất hàng đi nước ngoài, đơn vị chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách về mặt giấy tờ và thủ tục thông quan thuận lợi, đúng quy trình, nguyên tắc và pháp luật hiện hành. Để biết thêm chi tiết, mời tham khảo bài viết dưới đây.
Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam – Đài Loan hiện nay
Đài Loan là thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng với thị hiếu đa dạng, đồng thời đóng vai trò trung gian cho nhiều chủng loại sản phẩm của Việt Nam xuất sang các thị trường Âu, Mỹ và Đông Á. Chính vì vậy, thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan luôn diễn ra rất sôi nổi.
Bên cạnh đó Đài Loan có cộng đồng kiều bào, người Việt sinh sống đông đảo với hơn 300,000 người nên tăng cao nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam và là cầu nối văn hóa, tuyên truyền thói quen tiêu dùng các mặt hàng của Việt Nam tại Đài Loan. Những năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu sang Đài Loan có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu cho các nhóm mặt hàng khoáng sản thô, nguyên liệu, nhiên liệu và tăng dần với các mặt hàng nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp chế biến trở thành nhóm sản phẩm chủ lực.
Thị trường Đài Loan còn nhiều tiềm năng nhập khẩu cho các mặt hàng nông lâm, thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, hàng hóa của Đài Loan cao để phục vụ thị trường trong nước cũng như cho lượng khách du lịch đông đảo đến đây. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 478 triệu USD tăng 4,51% so với cùng kỳ của năm trước.
Nhóm các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Sau đó là mặt hàng điện thoại. Dưới đây là danh sách các mặt hàng chủ lực của nước ta được xuất khẩu nhiều sang Đài Loan:
- Máy vi tính và linh kiện sản phẩm điện tử;
- Điện thoại và các loại linh kiện;
- Máy móc và thiết bị, phụ tùng;
- Sắt thép các loại;
- Hàng dệt may;
- Giày dép các loại;
- Hóa chất;
- Gạo;
- Trà;
- Hạt điều;
- Xơ, sợi dệt các loại;
- Giấy và sản phẩm từ giấy;
- Hàng thủy sản;
- Rau quả;
- Cao su;
- Gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Gửi hàng đi Đài Loan bằng đường biển vì Đài Loan (Taiwan) là quốc đảo nằm trên tuyến đường chính để di chuyển từ Bắc Á xuống Đông Nam Á (và ngược lại). Đài Loan cũng nổi tiếng với các khu du lịch Đài Loan đẹp nhờ có khí hậu nhiệt đới hải dương. Vì vậy, việc gửi hàng đi Đài Loan bằng đường biển cũng rất dễ dàng và Savata là một trong những Công ty hàng đầu về Dịch vụ gửi hàng đi Đài Loan bằng đường biển Uy tín, Giá rẻ, Nhanh chóng mà Doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn.
Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng Việt Nam sang Đài Loan cập nhật mới nhất 2022
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành vận tải biển Nội địa và Quốc tế, Savata chia sẻ thủ tục xuất khẩu hàng hóa Việt – Đài chi tiết như sau:
Hồ sơ hải quan xuất khẩu sang Đài Loan thông thường
- Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần);
- Chứng nhận mã số thuế (nếu lần đầu xuất khẩu);
- Hợp đồng thương mại;
- Packing list;
- Biên bản bàn giao container.
Shipping mark
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
Chứng nhận xuất xứ
Khi xuất khẩu, Chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ “Made in Vietnam”. Với khách hàng ở các nước ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong Hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
Thuế suất
Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,…Trước tiên, bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hoá đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hoá chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn.
Quy trình xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan
- Bước 1: Người xuất khẩu chuẩn bị hàng;
- Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Hợp đồng, Danh sách đóng gói, Chứng nhận kiểm dịch động hoặc thực vật đối với các sản phẩm có nguồn gốc động thực vật, Chứng nhận kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm mà nước sở tại yêu cầu và các chứng nhận khác do người mua hàng yêu cầu;
- Bước 3: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu;
- Bước 4: Vận chuyển hàng ra sân bay hoặc cảng biển;
- Bước 5: Nếu đi bằng đường hàng không từ sân bay đến sân bay mất khoảng 2-3 tiếng, từ cảng đến cảng mất 3-5 ngày;
- Bước 6: Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ dùng các chứng từ ở trên mà người xuất khẩu đã chuẩn bị sẵn để làm thủ tục hải quan nhập khẩu;
- Bước 7: Sau khi hàng hóa được thông quan nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ sắp xếp phương tiện vận chuyển hàng về kho.
Các Nhà xuất khẩu của Việt Nam khi xuất hàng lương thực, thực phẩm sang Đài Loan cần chú ý
- Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trên thị trường, những Nhà phân phối và Đại lý có tiềm năng;
- Các quy định và thủ tục hải quan được quy định bởi Cơ quan Hải quan của Đài Loan và những mức thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu;
- Những văn bản pháp lý của Đài Loan có quy định rằng tất cả các sản phẩm (trừ những sản phẩm dùng làm nguyên liệu chế biến) phải có nhãn mác ghi bằng tiếng Trung, đồng thời sử dụng các ký tự truyền thống trước khi sản phẩm được thông quan vào Đài Loan;
- Cần lưu ý về nhãn mác trên sản phẩm vì nếu các thông tin trên nhãn mác không đúng quy định có khả năng sẽ bị trả lại bởi cơ quan kiểm hóa ở Đài Loan tại cảng đích đến.
Nhãn mác bắt buộc phải được thể hiện bằng tiếng Trung, bao gồm tên sản phẩm, trọng lượng, khối lượng tịnh hoặc thể tích (nếu có kết hợp từ hai thành phần trở lên thì phải liệt kê riêng); tên của thành phần phụ gia thực phẩm, tên, số điện thoại, địa chỉ chi tiết của Nhà sản xuất; tên doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ của Nhà nhập khẩu, ngày hết hạn sử dụng của sản phẩm, nước xuất xứ.
>>Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Nhật
Dịch vụ vận tải biển nguyên container và hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan tại Savata có gì khác biệt?
SAVATA tự hào là một trong những đơn vị kinh doanh Vận tải biển, hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa số lượng lớn tuyến Việt Nam – Đài Loan với “Cước phí cạnh tranh – Thời gian chuẩn xác – Chuyên nghiệp từng khâu – Uy tín hàng đầu” nhờ sự liên kết chặt chẽ với các hãng tàu lớn: APL, OOCL, CMA-CMG, SM LINE, MSC, COSCO, MCC, ONE, EVERGREEN,…quý khách có rất nhiều lựa chọn để xem xét việc xuất khẩu hàng sang Đài Loan.
Chúng tôi cũng nắm rõ thủ tục đi xuất khẩu Đài Loan nên sẽ tư vấn trước cho các chủ hàng, Nhà xuất nhập khẩu để có sự chuẩn bị chu đáo nhất về mọi mặt. Một điều chắc chắn mà hiếm có Nhà vận tải hàng hóa đường biển nào trên thị trường cam kết làm được chính là quá trình chuyển chở hàng đều hạn chế sự mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng đến giá cước niêm yết mà chúng tôi đưa ra cho khách từ lúc đầu.
Cam kết đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp trong các hoạt động bốc dỡ container lên xuống khi nhập hàng, giao hàng tận nơi. Nhằm gia tăng tiện ích dịch vụ, hiện đơn vị nhận vận chuyển hàng Container xuất khẩu từ kho, xưởng tại các tỉnh, thành đến các cảng biển lớn như: Cảng Sài Gòn, Cảng Vũng Tàu, Cảng Chân Mây, Cảng Cái Mép, Cảng Dung Quất, Cảng Cửa Lò, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ, Cảng Cẩm Phả, Cảng Vũng Áng, Cảng Ba Ngòi, Cảng Cái Cui,…để xuất khẩu sang thị trường các nước tiềm năng tại khu vực Châu Á, Trung Á, Châu Âu.
Ngoài vận chuyển hàng rời, hàng nguyên container còn nhận vận chuyển container lạnh với hệ thống bảo quản hàng đạt chuẩn yêu cầu khách hàng đặt ra. Thêm nữa, hệ thống kho bãi rộng rãi tại Bắc – Trung – Nam (Việt Nam) sẽ giúp nâng cao khả năng lưu trữ hàng và chủ động về thời gian chuyển gửi hàng số lượng lớn đi xuất khẩu.
Các mặt hàng nhận chuyển gửi hàng đi Đài Loan bằng đường biển
- Các mặt hàng khô: Sắt, thép, nguyên vật liệu, quần áo, giày dép, đồ chơi, dụng cụ thể thao, thức ăn gia súc…;
- Mặt hàng tươi sống: Hàng thủy sản, hàng rau quả;…;
- Thiết bị gia dụng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác…;
- Hàng hóa đặc biệt ở dưới dạng chất lỏng như dầu mỏ, hóa chất, khí hóa lỏng, rượu,…;
- Các loại hàng hóa khác như: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm khô, thuốc tây…
Nhận gom hàng và giao hàng tại 2 đầu cảng biển
- Các cảng biển tại Việt Nam: Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh),Cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh),Cảng biển Hải Phòng (Hải Phòng) Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa),Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An),Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cảng biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế),Cảng biển Đà Nẵng (Đà Nẵng),Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi),Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định),Cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa),Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa),Cảng biển Ba Ngòi (Khánh Hòa),Cảng biển TPHCM (TPHCM),Cảng biển Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu),Cảng biển Đồng Nai (Đồng Nai),Cảng biển Cần Thơ (Cần Thơ),…
- Các cảng biển tại Đài Loan: Cảng Kaohsiung, Cảng Keelung, Cảng Taichung,…
Một số chi phí vận tải biển thường gặp
- Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
- Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
- Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
- Phụ phí hãng tàu tại nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
- Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
- Bảo hiểm;
- Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
- Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
- Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa;
- Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
- Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container).
Các Dịch vụ bốc xếp hàng hóa
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, đóng hàng, xuống hàng container tại cảng, Nhà máy, kho Công ty;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dọn kho bãi, nhà xưởng;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên, xuống các xe tải;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo hợp đồng bốc xếp;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, sản phẩm theo ngày hoặc theo giờ;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa nhẹ, hàng nặng, cồng kềnh;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo đơn đặt hàng phát sinh.
Các lợi ích thiết thực khách hàng sẽ nhận lại
- Giá cả cực kỳ cạnh tranh và ưu đãi cao với lượng hàng lớn, thường xuyên;
- Không phát sinh thêm bất kì chi phí nào sau khi chốt đơn;
- Đội ngũ nhân viên đều được đào tạo chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm;
- Tư vấn chi tiết rõ ràng 24/7, cập nhật thông tin liên tục khi có yêu cầu;
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng và đúng quy định;
- Cam kết bảo đảm thời gian gửi hàng, hàng hóa được an toàn, nguyên vẹn 100%;
- Không giới hạn tải trọng và số lượng hàng hóa;
- Có thể gửi tất cả các loại hàng hóa nào theo đúng pháp luật…
Các Dịch vụ vận tải Savata đã và đang cung cấp
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
- Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
- Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
- Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
- Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
- Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.
Công ty Vận tải biển Savata đã chia sẻ kinh nghiệm làm thủ tục đi xuất khẩu Đài Loan nhanh chuẩn xác, đúng quy định hiện hành. Theo đó, các chủ hàng, Nhà xuất khẩu nào đang gặp một số vướng mắc về vấn đề này nên cập nhật bổ sung càng sớm càng tốt để quá trình thông quan diễn ra thuận lợi hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần tư vấn cặn kẽ về cách thức chuyển gửi hàng, các chứng từ, giấy tờ phải chuẩn bị khi làm hàng xuất sang Đài Loan hoặc một số nước trong khu vực Châu Á, Châu Âu,…tin chắc Doanh nghiệp bạn sẽ hài lòng với những gì bỏ ra và nhận lại từ Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa đường biển trọn gói giá tốt nhất tại đây.