Những khó khăn trong vận tải đường biển hiện nay
Cùng với sự phát triển của các Dịch vụ chuyển giao về đường biển như ngày nay, chúng ta đã có thêm rất nhiều mặt tiện ích khi sử dụng, tuy nhiên để có thể vận chuyển hàng hóa thật an toàn thì các dịch vụ kể trên cũng gặp rất nhiều khó khăn. Muốn biết những khó khăn trong vận tải đường biển là gì, có mặt hạn chế nào, mời tham khảo nội dung bài chia sẻ bên dưới đây của Savata cũng như nắm tổng quan tình hình vận tải biển hiện nay. Đồng thời, nếu Doanh nghiệp bạn chưa tìm được Nhà vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển nào an toàn tốt nhất thì nên tìm hiểu qua năng lực và điểm mạnh dịch vụ của chúng tôi.
Tổng quan tình hình vận tải biển từ đại dịch Covid-19
Vận tải biển vốn dĩ là hình thức đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội con người. Bởi từ ngày xưa, các thương gia đã mang hàng hóa đi khắp nơi bằng cách tận dụng đường biển. Nhờ đó mới có thể buôn bán và giao lưu nền văn hóa với nhiều nước khác. Đây chính là giai đoạn sơ khai của sự phát triển ngành vận tải biển ngày nay. Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến ngành vận tải biển toàn cầu chứng kiến nhiều “sóng gió” trong hơn 1 năm trở lại đây. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng sâu rộng trong thời gian dài nhưng sản lượng vận tải biển và hàng hóa thông qua cảng biển vẫn giữ đà tăng, nhất là hàng container có sự tăng trưởng khả quan; kết nối giữa hai phương thức vận tải hàng hải và đường thủy nội địa có chuyển biến tích cực, góp phần giảm tải cho vận tải đường bộ. Nước ta có lợi thế về địa chính trị, nằm trên đường hàng hải quan trọng của thế giới, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển đồng thời việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, giảm thuế quan mức tối đa sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, sản xuất và đầu tư, qua đó tạo tiền đề cả về hàng hóa và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và logistics, giúp cho ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh chóng.
Về vận tải biển quốc tế, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á, trong đó một số tuyến vận tải xa điển hình tuyến Việt Nam đi châu Mỹ với 18 tuyến (Lạch Huyện 2 tuyến/tuần, Cái Mép – Thị Vải 16 tuyến/tuần); tuyến Việt Nam đi Châu Âu 2 tuyến/tuần (2 tuyến/tuần tại cảng Cái Mép – Thị Vải); tuyến Việt Nam đi châu Á, Phi, Australia (Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…). Nhìn chung, hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới thông qua hệ thống cảng biển dàn trải trên cả nước, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa vận tải bằng đường biển.
Đưa ra kế hoạch năm 2022, Cục Hàng hải tiếp tục triển khai các nội dung của đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050; đề án phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực hàng hải. Cục Hàng hải tiếp tục công tác chỉ đạo, hướng dẫn vận tải hàng hóa hàng hải trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19 để duy trì liên tục thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa và vận chuyển hành khách; nghiên cứu, triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển đội tàu biển Việt Nam vận tải quốc tế để nâng cao thị phần vận tải tuyến quốc tế góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chuỗi logistic,…
Hiện tại, Cảng biển đang đóng vai trò đầu tàu kéo vận tải biển, dịch vụ logistics phát triển, giúp cho các doanh nghiệp vận tải biển đã bắt đầu có lãi, đứng chân được trong thị trường hàng hải. Đặc biệt, các cảng biển Việt Nam tại Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu đã lọt vào danh sách 50 cảng biển thông qua lượng hàng container lớn nhất trên thế giới. Nhiều cảng có mức lợi nhuận cao như: Cảng Sài Gòn đạt 852 tỷ đồng (vượt hơn 214% so với kế hoạch 2021), Cảng Hải Phòng đạt hơn 732 tỷ đồng, vượt 9% so với kế hoạch, Cảng Quy Nhơn lãi 420 tỷ đồng, vượt hơn 162% so với kế hoạch…Nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực vận tải biển đang lần lượt công bố báo cáo tài chính với mức lợi nhuận dương sau nhiều năm ảm đạm kéo dài.
Những khó khăn thường gặp trong vận tải đường biển hiện nay
Ngày nay, vận chuyển đường biển trở thành phương thức vận chuyển được khá nhiều người, doanh nghiệp lựa chọn bởi những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ưu điểm vẫn còn những khó khăn trong vận tải đường biển cần phải khắc phục, đó là:
Phụ thuộc nhiều vào thời tiết, điều kiện tự nhiên
Nhược điểm lớn nhất của vận tải biển là phụ thuộc vào thời tiết, điều kiện tự nhiên quá lớn. Thời tiết trên biển thay đổi liên tục, không ổn định, có những lúc mưa bão thất thường, ập đến bất ngờ khiến tàu hàng bị đe dọa. Nhiều lúc, các hiện tượng tự nhiên đó làm thay đổi chuyển đi, trì hoãn lịch trình dài ngày.
Đặc biệt vào mùa đông, tầm tháng 9, tháng 10 dương lịch, thời tiết có chuyển biển xấu như gây mưa, áp suất nhiệt đới, thậm chí là sóng thần. Nó làm nhiễu tín hiệu liên lạc giữa các tàu với nhau, khiến tàu không kịp neo đậu vào bờ tránh bão an toàn dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra, khi tàu thuyền hoãn lịch làm một số hàng hóa thực phẩm bị hư hỏng, ảnh hưởng đến uy tín đơn vị vận chuyển.
Do đó, nhiều Công ty vận chuyển theo dõi tình hình và diễn biến trên biển để lựa chọn thời điểm ra khơi thích hợp nhất. Khi gặp thời tiết tệ, đơn vị dịch vụ phải cố gắng tận dụng mọi nguồn nhân lực nhằm bảo vệ hàng hóa và tính mạng của cả đoàn tàu an toàn. Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang đau đầu tìm cách khắc phục sự lệ thuộc của vận tải biển vào thời tiết.
Bảo quản hàng hóa khó khăn
Vấn đề bảo quản hàng hóa được xem là rắc rối chung của tất cả phương thức vận chuyển, đặc biệt với các loại hàng dễ vỡ hoặc đông lạnh. Vì tuyến đường biển đi không bằng phẳng như đường bộ, đường sắt, mặt biển luôn dập dềnh, gợn sóng, tàu di chuyển không suôn sẻ nên vận tải biển đối mặt với nhiều thách thức hơn.
Để tránh hàng hóa bị rò rỉ, gặp nguy hiểm khi vận chuyển, nhiều đơn vị tiến hành phân chia các mặt hàng chi tiết, cẩn thận và sắp xếp ở những vị trí phù hợp nhất. Đồng thời, hàng hóa chịu lực kém dễ vỡ được đặt tại nơi ít tác động lực, ngược lại, những mặt hàng chịu va đập tốt (vật liệu xây dựng, giày dép) xếp nơi chịu lực cao, giúp tạo sự cân bằng. Các Công ty dịch vụ thường xuyên kiểm tra tính an toàn và độ nguyên vẹn hàng hóa trong quá trình vận chuyển để đảm bảo hàng trong trạng thái tốt nhất trước khi đến tay khách hàng.
Gặp sự cố về động cơ
Phương tiện di chuyển trên đường bộ, hàng không hay đường biển đều có nguy cơ gặp phải sự cố về động cơ. Đối với những phương tiện như xe tải bị hỏng có thể xử lý dễ dàng nhưng khó khăn rất nhiều khi tàu bị hư hại động cơ trong quá trình vận chuyển.
Nếu tàu gặp sự cố ngoài biển, động cơ hư hỏng bất ngờ, không kịp xử lý, gây nguy hiểm đến hàng hóa và con người. Chậm tiến độ di chuyển, trễ thời gian giao nhận hàng khiến Công ty mất uy tín với khách hàng, phải đền bù khoản tiền thiệt hại lớn vì làm doanh nghiệp bị tổn thất nặng nề.
* Song cũng không thể phủ nhận giá trị kinh tế mà tuyến đường vận chuyển trên biển mang lại, cụ thể đó là:
Nước ta giáp biển, đường bờ biển chạy dài khắp cả nước, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển, đặc biệt thúc đẩy ngành vận tải biển tăng trưởng mạnh mẽ. Có khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ gồm cảng biển và sông, phân bố đều từ Bắc vào Nam.
Tuyến đường biển Việt Nam còn thông với Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương cùng đội ngũ tàu biển hiện đại, hùng mạnh nên các năm vừa qua lượng hàng hóa vận chuyển đường biển tăng lên đáng kể. Tổng khối lượng hàng đã tăng lên gấp 6 lần (1995 – 2006) và con số ấy không có dấu hiệu dừng lại. Theo đó, tuyến đường biển góp phần thu về những khoản tiền khổng lồ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
>>Xem thêm: Quyền nghĩa vụ chủ hàng trong vận tải đường biển
Dịch vụ vận tải biển giá rẻ của Savata có đảm bảo an toàn không?
SAVATA chúng tôi cung cấp đến Quý khách hàng “Dịch vụ vận chuyển hàng nguyên chuyến đường biển Nội địa, Quốc tế” giá cạnh tranh, uy tín an toàn tuyệt đối. Không tự nhận mình là đơn vị giao nhận tốt nhất Việt Nam nhưng chúng tôi tự tin mang lại cho bạn những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo tốt nhất. Một điều chắc chắn mà hiếm có Công ty Vận tải biển nào trên thị trường cam kết làm được chính là quá trình chuyển chở hàng đều hạn chế sự mất mát, hư hỏng làm ảnh hưởng đến giá cước niêm yết chúng tôi đưa ra cho khách từ lúc đầu.
Đặc biệt không chỉ vận chuyển hàng thông thường mà còn vận chuyển các mặt hàng cồng kềnh quá khổ, hàng nặng, hàng máy móc thiết bị cho các dự án đầu tư lớn. Hàng hóa của quý khách sẽ được đảm bảo vận chuyển từ Cảng – Cảng một cách an toàn đúng thời gian cam kết trước đó. Và quý khách còn được hỗ trợ tư vấn miễn phí các dịch vụ liên quan như bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan,…Quy trình hoạt động vận tải, hậu cần chuyên nghiệp vì chúng tôi sẽ đưa xe đến tận xưởng, kho hàng của khách rồi trung chuyển ra bến cảng, cho hàng lên tàu đã được book lịch trước đó đến tận cảng biển cần giao. Ngay khi hàng tới cảng sẽ thực hiện việc trung chuyển hàng tới tận nơi hoặc khách có thể đến cảng biển nhận hàng về.
Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm cùng mạng lưới đại lý toàn cầu, Đơn vị chúng tôi đã có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác lớn Trong và Ngoài nước, nắm trong tay nhiều dự án cung cấp các Dịch vụ vận tải biển và Logistics lớn tại khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…Với các tuyến xuất khẩu Việt Nam sang các nước, hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương thuận tiện, dễ dàng hơn là nhờ những Đại lý hãng tàu biển như chúng tôi.
Savata hướng tới đối tượng khách hàng
- Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
- Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
- Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.
Các loại hàng hóa nhận vận chuyển đường biển
- Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
- Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
* Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:
- Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;
- Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;
- Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
Các Dịch vụ vận tải Savata đã và đang cung cấp
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
- Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
- Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
- Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
- Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
- Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.
Nhận gom, giao hàng tại các cảng biển Việt Nam
- Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
- Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
- Cảng Hải Phòng;
- Cảng Đà Nẵng;
- Cảng Quảng Ninh;
- Cảng Quy Nhơn;
- Cảng Chân Mây;
- Cảng Vân Phong;
- Cảng Dung Quất;
- Cảng Cửa Lò…
* Các cảng đến của mỗi tuyến hàng xuất khẩu đã và đang thực hiện:
- Cảng tại Châu Âu: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, Liverpool, Amsterdam,…;
- Cảng tại Trung Quốc: Beihai, Qinzhou, Huangpu, Hongkong, Fuzhou, Lianyungang, Rizhao, Tianjin,…;
- Cảng tại Đông Nam Á: Kosichang, Bangkok, Haiphong, Hochiminh, Jakarta, Surabaya, Singapore, Manila,…;
- Cảng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga: Inchon, Pusan, Kunsan, Masan, Ulsan, Pohang, Chiba, Kashima, Kawasaki, Kobe, Nagoya, Osaka,…
Quy trình vận tải hàng nguyên container đường biển chuyên nghiệp
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển Nội địa/Quốc tế;
- Bước 2: Phía đơn vị cung cấp Dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, cước phí vận tải biển và bảo hiểm hàng hóa;
- Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
- Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng tiến hành kiểm tra tình trạng/hiện trạng hàng lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng thuê trọn Dịch vụ Đại lý tàu biển trọn gói giá rẻ” tại đây.
Với những khó khăn trong vận tải đường biển mà Savata đã chỉ rõ, các chủ hàng (người gửi) nên cân nhắc và tính toán thật kỹ về mọi mặt, xem thử phương thức này có thật sự phù hợp với các tiêu chí mình đặt ra hay không. Tuy nhiên bên cạnh khó khăn, bất lợi thì vận tải hàng hóa đường biển cũng có nhiều thế mạnh như năng lực vận tải lớn, chi phí thấp hơn so với vận tải đường bộ, đường sắt,…Do đó khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc giúp Doanh nghiệp bạn có chuyến gửi hàng số lượng lớn từ cảng biển này sang cảng biển khác thành công như mong đợi.