Tìm hiểu những đặc điểm của vận tải đường biển hiện nay

Posted by htbyen
Category:

Như chúng ta đã biết, vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải được nhiều người quan tâm nhất hiện nay, vận chuyển đường biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong đời sống con người, không những vận chuyển hàng hóa mà còn sử dụng để vận chuyển người. Từ đây, nhiều cá nhân, Doanh nghiệp cũng muốn tìm hiểu sâu hơn về phương thức này.

Vậy nên, Savata chúng tôi sẽ liệt kê đặc điểm của vận tải đường biển, giới thiệu tổng quan chung về sự phát triển của ngành vận tải biển, sự khác biệt so với các hình thức khác cũng như đơn vị Đại lý tàu biển uy tín tốt nhất thị trường được nhiều Tập đoàn, Công ty xuất nhập khẩu – Logistics đánh giá cao về mọi mặt mà bạn nên tin chọn.

Tổng quan về sự phát triển của ngành vận tải biển hiện nay

Ngành vận tải biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới khi các phương tiện giao thông hiện đại chưa ra đời thì ngành vận tải biển là một trong những ngành chịu tránh nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như con người từ khu vực này đến khu vực khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Ngành vận tải biển phát triển dần dần và chưa bao giờ trở nên lỗi thời, mỗi thời đại có những phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng phát triển riêng.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì ngành vận tải biển trở nên hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Sự hình thành của các phương tiện vận chuyển ngày càng được cải tiến có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn, đa dạng các loại hàng hóa chứ không còn hàng hẹp như trước kia nữa. Các cảng, bến tàu, bãi, bến càng ngày được xây dựng nhiều hơn với cơ cấu hạ tầng vững chắc và an ninh hơn. Trang thiết bị đi tàu vận chuyển cũng được trang bị đầy đủ và đảm bảo tín mạng con người càng ngày được phát triển. Các công tác cứu hộ cứu nạn trên biển cũng được chú trọng và quan tâm đến.

Tìm hiểu những đặc điểm của vận tải đường biển hiện nay
Ngành vận tải biển xuất hiện từ rất lâu và cho tới ngày nay đã có những bước cải tiến mới về mọi mặt nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại toàn cầu.

Hiện nay, các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến ngành vận tải biển, chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũng khá nhiều. Đi đôi với đó là sự phát triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển. Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn.

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được Nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất – nhập khẩu hàng hóa trong nước, tạo tiền đề giúp Dịch vụ logistics trong nước phát triển mạnh mẽ.

Sự khác biệt của vận tải đường biển so với các phương thức khác

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, đã từ lâu luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt giữa dịch vụ vận tải đường biển, vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không. Với mỗi hình thức vận tải đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, dưới đây là những sự khác biệt trong vận tải đường biển so với các phương thức khác:

  • Chuyên chở tất cả các loại mặt hàng hóa;
  • Chuyên chở được khối lượng hàng lớn gấp nhiều lần so với đường bộ, đường hàng không;
  • Đảm bảo tính an toàn ít khi va đập với các tàu khác;
  • Cước phí vận chuyển hàng hóa rẻ;
  • Tốc độ di chuyển của vận tải đường biển chậm, thời gian vận chuyển từ 4-5 ngày trở lên, trong khi đó với đường bộ khoảng 1 ngày, đường hàng không khoảng 1-2h đồng hồ;
  • Thủ tục trong vận tải đường biển phức tạp;
  • Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên.

Tìm hiểu những đặc điểm của ngành vận tải đường biển

Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa vận tải bằng đường biển. Cụ thể đặc điểm của vận tải đường biển, đó là:

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải:

  • Vận chuyển bằng container;
  • Vận chuyển bằng sà lan đối;
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ. Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn. Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau. Cách chia và xác định khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện như sau:

  • Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3);
  • Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3);
  • Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3);
  • Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao.

* Ví dụ:

  • Kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55
  • Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456.
Tìm hiểu những đặc điểm của vận tải đường biển hiện nay
Vận tải đường biển có khả năng chuyển chở hàng khối lượng lớn, sử dụng các phương tiện là container, sà lan, phương tiện giữ đông lạnh với các mặt hàng bách hóa, hóa chất, hàng tiêu dùng,…

Những mặt hàng nên vận chuyển đường biển

Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải đường biển như sau:

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa như: Dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển:

  • Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu;
  • Vận chuyển bằng sà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…;
  • Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.

Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả.

Quy trình vận chuyển, xuất nhập khẩu một lô hàng bằng đường biển

  • Bước 1: Đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải biển tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Thông tin nêu rõ địa chỉ hoặc kho lấy hàng;
  • Bước 2: Tiến hành khai báo hải quan và thông quan hàng hoá. Tiến hành kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định của hải quan. Thực hiện bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành tự do;
  • Bước 3: Hàng hoá sẽ được vận chuyển từ kho lưu trữ đến bến cảng để kiểm tra trước khi đưa lên boong tàu;
  • Bước 4: Xếp hàng lên tàu và bắt đầu quá trình vận tải;
  • Bước 5: Sau khi hàng cập cảng đích, hàng được dỡ và giao đến địa chỉ người nhận như hợp đồng đã kí kết.

>>Xem thêm: Tiêu chí đánh giá Công ty vận tải biển

Có hay không Đại lý tàu biển Nội địa và Quốc tế Chuyên Nghiệp, An Toàn, Chất Lượng tốt nhất hiện nay?

Phải nói rằng, vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải then chốt, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao thương Quốc tế nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo con đường này cũng tăng cao… SAVATA tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm về vận tải đường biển, xuất nhập khẩu hàng hóa, đã và đang là người bạn đồng hành lý tưởng, đối tác đáng tin cậy của hàng trăm Doanh nghiệp Trong và Ngoài nước. Các hãng tàu biển đã, đang và sẽ liên kết hợp tác: Costco, Vinafco, Vsico, Vinalines, Evergreen, Maersk Lines, One,…nhằm đảm bảo thời gian vận chuyển tối ưu với giá cước phí vận tải biển cạnh tranh nhất.

Đặc biệt, chúng tôi hiểu rõ từng đặc điểm của vận tải đường biển nên sẽ chủ động tư vấn trước cho khách hàng về số lượng, khối lượng hàng gửi, loại phương tiện nên sử dụng để phù hợp với mặt hàng/loại hàng/nhóm hàng hiện có. Tại đây, Công ty chịu trách nhiệm trong việc đưa xe đến tận xưởng, kho hàng của khách rồi trung chuyển ra bến cảng, cho hàng lên tàu đã được book lịch trước đó đến tận cảng biển cần giao. Ngay khi hàng tới cảng sẽ thực hiện việc trung chuyển hàng tới tận nơi hoặc khách có thể đến cảng biển nhận hàng về.

Vai trò chính yếu của Savata là thúc đẩy hoạt động Thương mại quốc tế, góp phần vào giá trị gia tăng cho hàng hóa. Hay nói đơn giản, hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương thuận tiện, dễ dàng là nhờ những đại lý hãng tàu như chúng tôi. Quy trình làm việc trọn gói, khép kín chắc chắn đem đến sự yên tâm và hài lòng tuyệt đối cho mọi chủ hàng. Công ty đã và đang thực hiện vận chuyển những lô hàng giá trị cao sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Nga, Ý, Ba Lan,…(bên cạnh các tuyến vận chuyển hàng nguyên chuyến đường biển đi Nội địa).

Tìm hiểu những đặc điểm của vận tải đường biển hiện nay
Savata hiện là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ Đại lý tàu biển uy tín, luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết với năng lực lớn, tần suất chuyển hàng thường xuyên.

Thời gian vận chuyển hàng xuất khẩu đi các nước phụ thuộc nhiều yếu tố

  • Địa điểm cảng đi/cảng đến là ở Trung tâm Thành phố, Nội địa hay Vùng quê;
  • Thời gian vận chuyển: Ngày lễ (nhân viên được nghỉ); điều kiện thời tiết;
  • Loại hàng hóa vận chuyển: Một số hàng hóa đặc biệt, hoặc hàng hạn chế sẽ có thời gian vận chuyển lâu hơn vì các loại thủ tục, hồ sơ cần thiết;
  • Thủ tục, hồ sơ: Kiểm dịch, kiểm tra, cung cấp các chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,…).

Ngoài ra, một số yếu tố khác như tình hình ngành vận tải biển cụ thể tại thời điểm đó (có bị kẹt cảng hay tắc nghẽn gì không),…cũng ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng nguyên container đi xuất khẩu.

Các loại container được dùng để đóng hàng xuất/nhập khẩu

  • Container hàng rời: Áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này;
  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường;
  • Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ.

Savata hướng tới đối tượng khách hàng

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Các dịch vụ hỗ trợ khác

  • Nhận giao hàng hóa với các điều kiện EXW hoặc DDU/DDP;
  • Nhận vận chuyển hàng tại nhà và dịch vụ di dời nhà xưởng;
  • Nhận giao nhanh chứng từ, hàng mẫu…;
  • Nhận tư vấn mua bảo hiểm hàng hóa;
  • Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa với mức phí hợp lý.

Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong ngành, Savata đã chia sẻ đến Quý Doanh nghiệp những đặc điểm của vận tải đường biển, quy trình vận chuyển – xuất nhập khẩu hàng hóa, sự khác biệt của phương thức này so với đường bộ, đường sắt, đường hàng không. Bạn đọc quan tâm nên tìm hiểu trước để có những quyết định đúng đắn nên hay không nên chọn giải pháp vận chuyển hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về cách thức gửi hàng, lịch trình tàu chạy, giá cước vận tải biển, địa điểm giao nhận tại đích đến, thủ tục thông quan hàng hóa nhanh nhất,…cùng các vấn đề liên quan khác.

Để lại một bình luận