Top 13 cảng biển ở Trung Quốc quan trọng nhất hiện nay
Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về vận tải biển đối với cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Với đường bờ biển dài phía Đông và phía Nam, Trung Quốc có rất nhiều cảng biển lớn, lọt top thế giới như Cảng Thượng Hải – Shanghai Port, Cảng Đại Liên – Dalian Port; Cảng Thanh Đảo – Qingdao Port; Cảng Hạ Môn – Xiamen Port; Cảng Hồng Kông – Hongkong Port,…Mỗi cảng đều đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu, Logistics.
Trong bài chia sẻ dưới đây, Savata chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Top các cảng biển của Trung Quốc nổi tiếng, bận rộn nhất hiện nay. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập về các điểm khác biệt của đơn vị mình khi thực hiện Dịch vụ vận tải hàng hóa đến những cảng biển ở Trung Quốc tiềm năng nhất để khách hàng lớn có thể đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn phù hợp với mọi tiêu chí mình đặt ra.
Tầm quan trọng của các cảng biển ở Trung Quốc với kinh tế toàn cầu
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhiều năm. Nhắc tới quốc gia tỷ dân này, chúng ta thường nhắc tới thị trường tiêu thụ khổng lộ, là nơi mà hàng hóa, nông sản của Việt Nam được xuất khẩu đi với số lượng rất lớn. Ở chiều ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc cũng được Việt Nam nhập khẩu rất nhiều, đặc biệt là nguyên liệu sản xuất, phục vụ cho chiến lược “Trung Quốc + 1” của nhiều Nhà sản xuất lớn trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thì vận tải đường biển đóng vai trò rất quan trọng.
Hiện tại, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng tại nhiều cảng vận chuyển hơn bất kỳ quốc gia nào khác, bao gồm bảy trong số 10 cảng đông đúc nhất trên thế giới. Ngoài sự tích lũy khổng lồ các cơ sở hạ tầng vận tải biển trong nước, Trung Quốc còn có ảnh hưởng tại hơn 100 cảng thuộc khoảng 63 quốc gia. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, tổng hỗ trợ của Trung Quốc cho ngành vận tải biển đạt tổng cộng 132 tỷ USD từ năm 2010 đến 2018.
Ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, các ví dụ chính về việc mở rộng cảng của Trung Quốc bao gồm hợp đồng thuê 99 năm tại cảng Hambantota ở Sri Lanka, hợp đồng thuê 40 năm tại cảng Gwadar ở Pakistan và khoản đầu tư 350 triệu USD vào cảng Djibouti. Djibouti cũng là nơi đặt cơ sở quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc, nằm gần điểm giao cắt chiến lược quan trọng giữa Vịnh Aden và Biển Đỏ. Vào năm 2018, công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một bến cảng tại Cảng Sokhna ở Ai Cập. Hợp đồng Tập đoàn Cảng quốc tế Thượng Hải của Trung Quốc thuê 25 năm cảng Haifa của Israel đã làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về khả năng hoạt động tình báo, do tàu chiến Mỹ neo đậu cách cảng chưa đầy 1km.
Tại Nam Mỹ, Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua quyền sở hữu cảng. Năm 2015, Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc đã cho Cuba vay 120 triệu USD để hỗ trợ hiện đại hóa cảng lớn thứ hai của nước này, Santiago de Cuba. Vào năm 2017, công ty CMG của Trung Quốc đã mua 90% cổ phần cảng lớn nhất của Brazil, TCP Joinaccoes SA. Vào năm 2019, COSCO, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá 225 triệu USD mua 60% cổ phần cảng Chancay của Peru. Cũng có các nguồn tin về sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án cảng ở Bahamas, Trinidad và Tobago, Panama, Argentina, Chile và Uruguay.
Các cảng biển Mỹ cũng là một điểm đến đầu tư của Trung Quốc. Hai Doanh nghiệp Trung Quốc đã nắm giữ cổ phần tại 5 cảng của Mỹ. Tuy nhiên, khônng Công ty nào sở hữu đa số cổ phần hiệu quả cũng như có thể nắm quyền vận hành các bến cảng của Mỹ. Theo thông tin từ The Diplomat: “Sự thống trị của Trung Quốc đối với lĩnh vực hàng hải thương mại có thể là một lợi thế lớn trước Mỹ và các đối thủ địa chính trị khác trong tương lai”.
Top 13 cảng biển ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng nhất hiện nay
Trên bản đồ cảng biển Trung Quốc, đây là quốc gia rất phát triển về hệ thống cảng cũng như vận tải đường sông, đường biển. Đất nước này đang trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa cực kỳ quan trọng của Châu Á và thế giới. Dưới đây là Top 13 cảng biển ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay:
1. Cảng Shanghai (Thượng Hải)
Cảng Shanghai (Thượng Hải) chiếm một vị trí địa lý tuyệt vời, có điều kiện tự nhiên gần như lý tưởng, phục vụ vùng nội địa phát triển kinh tế rộng lớn, có cơ sở hạ tầng và cơ sở phân phối nội địa phong phú. Đồng bằng sông Dương Tử là nơi tập hợp một số thành phố hoạt động kinh tế nhất của Trung Quốc. Các hãng tàu khai thác chuyên tuyến Shanghai: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
2. Cảng SHENZHEN (Thâm Quyến)
Cảng Shenzhen là tên gọi chung của chuỗi cảng biển thuộc bờ biển Thâm Quyến, Quảng Đông của Trung Quốc. Đây được đánh giá là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới. Trong đó, 2 cầu cảng phổ biến nhất là Shekou và Yantian. Thời gian vận chuyển đường biển giữa Shenzhen và Việt Nam thường là 3-5 ngày chặng biển. Các hãng tàu khai thác tuyến Shenzhen-Vietnam: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
3. Cảng FOSHAN/SHUNDE (Phật Sơn)
Cảng FOSHAN nằm ở tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Thành phố Phật Sơn là cơ sở sản xuất lớn thứ ba ở Đồng bằng sông Châu Giang và các ngành công nghiệp chủ chốt của thành phố này bao gồm đồ nội thất, thiết bị điện gia dụng và điện tử và truyền thông. Do đó, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển Foshan rất lớn.
4. Cảng HUANGPU (Hoàng Phố)
Cảng HUANGPU nằm ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Trước đây, cảng Huangpu đóng vai trò trọng yếu đối với giao thương hàng hóa ở phía nam Trung Quốc. Hiện tại, tuy sản lượng hàng hóa không còn nhiều như trước, nhưng vai trò và vị thế của cảng biển này vẫn còn rất lớn. Các hãng tàu khai thác tuyến Huangpu-Vietnam: Cosco, ANL, ONE, OOCL, PIL và RCL.
5. Cảng ZHUHAI (Chu Hải)
Cũng là một trong những cảng lớn của tỉnh Quảng Đông, Zhuhai cung cấp dịch vụ khai thác và vận tải biển giữa Trung Quốc với HongKong và xuất khẩu ra thế giới
6. Cảng ZHONGSHAN/ JIANGMEN (Trung Sơn)
Cảng ZHONGSHAN nằm ở tỉnh Quảng Đông, đông nam của Trung Quốc. Đó là một cảng cửa sông tự nhiên mở ra Đồng bằng sông Châu Giang, đổ ra Biển Đông. Nó chủ yếu xử lý vận chuyển đường biển cho hàng rời và container, là cảng biển kết nối giữa Trung Quốc và thế giới.
7. Cảng FUZHOU (Phúc Châu)
Cảng FUZHOU nằm trên bờ biển đông nam của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc dọc theo eo biển Đài Loan. Đây là một cảng biển tự nhiên trên cửa sông Minjiang. Cảng Fuzhou được kết nối tốt với vùng nội địa và là một cảng trung chuyển container chính để hỗ trợ các ngành công nghiệp đang phát triển ở đông nam và tây Trung Quốc. Một số hãng tàu chuyên tuyến Fuzhou: Evergree (EMC), MCC, SITC, PIL, Wanhai, Yang Ming.
8. Cảng XIAMEN (Hạ Môn)
Cảng Xiamen là một trong những cảng hiện đại bậc nhất Trung Quốc. Cảng được trang bị nhiều loại máy móc và thiết bị để xếp dỡ tất cả các loại hàng hóa. Bao gồm cần trục xà lan 60 và 90 tấn, xe cẩu 50 tấn, cẩu cầu container 40 tấn, xe nâng container 40 tấn, tàu chở container 35 tấn và tàu cẩu 30,5 tấn. Ngoài ra, cảng Xiamen được trang bị hệ thống quản lý dữ liệu máy tính hiện đại và các cơ sở cảng hiện đại. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Xiamen: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
9. Cảng NINGBO (Ninh Ba)
Cảng Ningbo là một trong số những cảng biển lớn và bận rộn nhất thế giới. Đây được coi là cửa ngõ để thế giới tiếp cận với thị trường tỷ dân, cũng như là nơi hàng hóa sản xuất của Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới. Cảng Ningbo có khả năng tiếp cận 4 đường cao tốc quan trọng: Đường cao tốc Shanghai-Hangzhou-Ningbo Expressway, the Ningbo-Taizhou-Wenzhou Expressway, the Hangzhou-Nanjing Expressway, and the Ningbo-Jinhua Expressway. Một số hãng tàu chuyên tuyến Ningbo: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
10. Cảng TIANJIN (Thiên Tân)
Trước đây được gọi là Cảng Tanggu, Cảng Tianjin hiện đại là cửa ngõ hàng hải đến Bắc Kinh. Nằm trên bờ Tây của Vịnh Bohai, Cảng Thiên Tân cách Bắc Kinh khoảng 170 km (khoảng 105 dặm) về phía Đông Nam và cách thành phố Thiên Tân 60 km (khoảng 37 dặm) về phía đông. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Tianjin: Cosco, ANL, Wanhai, MCC, SITC, EMC,…
11. Cảng QINGDAO (Thanh Đảo)
Cảng Qingdao có thể tiếp nhận các tàu lớn nhất thế giới và khối lượng hàng hóa khổng lồ. Cảng Qingdao là cảng bận rộn thứ bảy thế giới về tổng lượng hàng hóa thông qua và là cảng bận rộn thứ tám thế giới về container. Cảng Qingdao dẫn đầu tất cả các cảng khác trên thế giới về xử lý quặng sắt đầu vào và tất cả các cảng khác ở Trung Quốc đối với dầu thô đầu vào. Cảng Qingdao cũng là cảng bận rộn thứ hai ở Trung Quốc về thương mại quốc tế. Một số hãng tàu chuyên tuyến Qingdao: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
12. Cảng DALIAN (Đại Liên)
Cảng nước sâu Dalian, nằm trong khu kinh tế Đông Bắc Á, quanh năm không có phù sa và băng giá. Được thành lập vào năm 1899, cảng Đại Liên là cảng không có băng ở phía bắc Trung Quốc. Cảng đa năng này phục vụ Vành đai Thái Bình Dương, Đông Á và Bắc Á. Đây là trung tâm container bận rộn thứ hai của Trung Quốc. Cảng Dalian kết nối với hơn 300 cảng ở 160 quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, cảng này xử lý hơn 100 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu. Các hãng tàu chuyên tuyến Dalian: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…
13. Cảng Hồng Kông (Hong Kong Port)
Cảng Hồng Kông là cảng nước sâu nằm bên Biển Đông. Cảng bị chi phối bởi thương mại container sản phẩm được sản xuất, nguyên liệu và hành khách. Cảng là nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hồng Kông, tại vùng nước sâu của Cảng Victoria tạo điều kiện lý tưởng cho việc neo đậu và xử lý tất cả các loại tàu thuyền.
Đây là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới, về ba hạng mục vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển hành khách. Hong Kong là một trong số các cảng trung tâm phục vụ khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Đây là cửa ngõ kinh tế của Trung Quốc đại lục. Cảng là một phần của con đường Tơ lụa trên biển chạy từ bờ biển Trung Quốc qua kênh đào Suez đến Địa Trung Hải, kết nối đường sắt đến Trung và Đông Âu.
Hồng Kông đã lập kỷ lục về lượng container thông qua vào năm 2007 với việc xếp dỡ 23,9 triệu TEU. Đây cũng là cảng container lớn nhất phục vụ miền nam Trung Quốc và là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Cũng trong năm 2007 khoảng 456.000 tàu đến và đi từ Hồng Kông trong năm, chuyên chở 243 triệu tấn hàng hóa và khoảng 25 triệu hành khách.Thời gian quay vòng trung bình của các tàu container ở Hồng Kông là khoảng 10 giờ. Lượng tàu container đi qua cảng container của Hồng Kông là 25.869 vào năm 2016, với trọng tải đăng ký thực là 386.853 tấn vào năm 2016.
>>Xem thêm: Cảng ở Đài Loan đóng vai trò quan trọng
Dịch vụ vận tải biển từ Việt Nam – Trung Quốc (2 chiều) tại Savata có điểm gì khác biệt?
Trung Quốc hiện có những cảng biển đang xếp hạng lớn nhất thế giới, trong khi đó lĩnh vực Vận tải biển tại Savata cũng phát triển mạnh mẽ thời gian qua. Nhận thấy tiềm năng phát triển tuyến hàng Việt Nam – Trung Quốc (và ngược lại) về lâu về dài, phía chúng tôi không ngừng cố gắng thực hiện vận tải hàng số lượng nhiều đi Trung Quốc, cam kết hàng giao tận nơi an toàn mà không xảy ra hư hỏng, mất mát hay thất thoát nào. Luôn ưu đãi cho khách hàng lớn/thường xuyên, đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, không để khách phàn nàn hay chờ đợi quá lâu.
Công ty hiện nhận vận chuyển các mặt hàng sau đi Trung Quốc bằng đường biển nguyên container gồm Hàng nông sản, tiêu dùng: Gạo, cà phê, điều, tiêu, mía, khoai mì, thức ăn gia súc, bánh kẹo, vật liệu xây dựng, phân bón; Hàng hóa chất lỏng: Dầu mỏ, hóa chất, khí nén hóa lỏng, sơn nước (được đóng trong các container, chở bằng sà lan hoặc tàu chuyên dụng); Hàng vật tư: Sỏi, cát, đá, xi măng, gạch, quặng khoáng sản, than đá, kim loại; Hàng siêu trường siêu trọng hoặc quá khổ quá tải: Kết cấu bê tông, cuộn thép, dầm cầu, xe cơ giới, máy xúc, xe lu, ống khói, máy móc xây dựng công trình, container, thiết bị công nghiệp; Vận chuyển container lạnh: Hàng thực phẩm đông lạnh, thịt đông lạnh, thủy sản,…
Vận tải biển Savata đảm bảo từ khâu chuyên chở đến luân chuyển hàng hóa đều hạn chế ảnh hưởng đến mức giá cước đã niêm yết trên Website. Bảng giá vận chuyển hàng hóa nguyên chuyến đi Trung Quốc bằng đường biển sẽ được cung cấp và có sự thương lượng trước giữa Nhà vận chuyển với bên thuê vận chuyển, nếu đồng ý mới chính thức ký kết hợp đồng chuyển gửi hàng đi xuất khẩu, giao thương. Điều này cũng minh chứng sự minh bạch, rõ ràng về cước phí vận tải toàn tuyến.
* Lưu ý, do liên quan đến giao dịch quốc tế nên hàng hóa cũng cần làm nhiều thủ tục phức tạp hơn hàng nội địa, trong đó phải nói đến thủ tục hải quan và có thể liên quan cả tới giấy phép xuất nhập khẩu hay kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa.
Dịch vụ vận chuyển – giao nhận Door to Door cũng sẽ giúp Doanh nghiệp bạn có thể toàn tâm đẩy mạnh phát triển hiệu quả công việc kinh doanh của đơn vị mình. Hệ thống kho bãi chứa hàng nguyên Container khá rộng rãi tại 2 đầu cảng biển đi (Việt Nam) và cảng biển đến (Trung Quốc), tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất có thể cho cả người gửi hàng lẫn người nhận hàng. Tham khảo thông tin chi tiết về các tiện ích dịch vụ dưới đây để sớm đưa ra quyết định nên hay không nên chọn Savata:
Savata là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn
* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:
Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun,…
* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:
APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…
Các cảng biển tại Việt Nam nhận gom hàng
- Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
- Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
- Cảng Đà Nẵng;
- Cảng Hải Phòng;
- Cảng Vân Phong;
- Cảng Quy Nhơn;
- Cảng Quảng Ninh;
- Cảng Dung Quất;
- Cảng Cửa Lò;
- Cảng Chân Mây,….
Các cảng biển của Trung Quốc nhận giao hàng
- Cảng Thượng Hải – Shanghai Port;
- Cảng Thiên Tân – Tianjin/Xingang Port;
- Cảng Đại Liên – Dalian Port;
- Cảng Thâm Quyến – Shenzhen Port;
- Cảng Thanh Đảo – Qingdao Port;
- Cảng Ninh Ba – Ningbo Zhoushan Port;
- Cảng Hạ Môn – Xiamen Port;
- Cảng Ôn Châu – Wenzhou Port;
- Cảng Hồng Kông – Hongkong Port,…
Thế mạnh của Dịch vụ vận tải hàng đường biển Việt Nam – Trung Quốc tại Savata
- Thu xếp tất cả mặt hàng, tần suất vận tải hàng thường xuyên, năng suất vận tải lớn, không hạn chế số lượng;
- Có khả năng vận tải biển từ Cảng Việt Nam – Cảng biển ở Trung Quốc với hàng trọng lượng lớn, hàng quá khổ, hàng siêu trường siêu trọng;
- Kết nối linh hoạt với các hãng, các Doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới;
- Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
- Hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng đi Trung Quốc bằng container đường biển;
- Quý khách được mua bảo hiểm hàng hóa khi chuyển hàng đường biển từ Cảng ở Việt Nam – Cảng ở Trung Quốc;
- Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
- Luôn có giá cước cực tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao hàng và khai thác hàng nhanh chóng từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
- Cam kết bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hóa khách cung cấp;
- Cam kết đảm bảo đúng lịch trình tàu chạy cố định. Hạn chế tối đa tình trạng lưu kho và giao hàng chậm trễ;
- Hệ thống kho bãi rộng rãi tại Bắc – Trung – Nam (Việt Nam), thuận tiện gửi hàng, lấy hàng, ra vào hàng thường xuyên, lưu kho chờ vận chuyển;
- Trang bị xe kéo Cont, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại cảng (2 đầu) hiện đại, chắc chắn;
- Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng hóa nhanh thuận tiện;
- Cam kết đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do Nhà vận chuyển;
- Đội ngũ nhân viên Savata được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, tận tâm và giàu kinh nghiệm;
- Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển…
Cước phí vận chuyển hàng nguyên chuyến từ Cảng Việt Nam – Cảng Trung Quốc
- Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
- Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
- Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
- Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
- Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
- Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…
* Giá tham khảo hiện tại cho Container 20 feet: 4000 USD, Container 40 feet: 6000 USD (sẽ thay đổi tùy theo thời giá thị trường).
Các chứng từ cần khi vận chuyển hàng Việt Nam – Trung Quốc (xuất nhập 2 chiều)
Chứng từ tại Việt Nam:
- Invoice;
- Packing List;
- Sale contact hoặc P.O;
- Tờ khai hải quan hàng xuất;
- Airway bill hoặc Bill of lading;
- Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa, ), giấy phép xuất khẩu….
Chứng từ tại Trung Quốc:
- Invoice;
- Packing List;
- Sale contact hoặc P.O;
- Tờ khai hải quan hàng nhập;
- Airway bill hoặc Bill of lading;
- Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa), giấy phép nhập khẩu…
Dịch vụ vận chuyển (FCL) bằng đường biển từ Việt Nam – Trung Quốc (và ngược lại)
- Dịch vụ vận chuyển Door to Door (FCL): Khi khách hàng mua theo giá (EXW, FCA,..);
- Dịch vụ vận chuyển (FCL) Port to Door: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..);
- Dịch vụ vận chuyển (FCL) Port to Port: Khi khách hàng mua theo giá (FAS, FOB,..) và không yêu cầu dịch vụ hải quan và giao hàng nội địa.
Quy trình chuyển gửi hàng số lượng lớn bằng container đường biển
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng qua Hotline/Email khi có nhu cầu vận tải hàng đường biển đi Trung Quốc;
- Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển từ Cảng biển Việt Nam đi Cảng Trung Quốc và bảo hiểm hàng hóa;
- Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
- Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam – Trung Quốc” tại đây.
Savata đã cập nhật nhanh thông tin chi tiết về các cảng biển của Trung Quốc hiện đang nắm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, chuỗi cung ứng Logistics toàn cầu. Các cá nhân, Tập đoàn, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đang cần tìm hiểu về cảng biển ở Trung Quốc nên góp nhặt kiến thức chia sẻ cần thiết này để phục vụ hiệu quả cho công việc giao thương với đối tác/bạn hàng tại nước bạn. Và khi cần thuê trọn gói Dịch vụ vận tải biển tuyến Việt Nam – Trung Quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp và cung cấp bảng báo giá nhanh tốt nhất đến Doanh nghiệp bạn.