Top 8 cảng biển Nhật Bản đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực Logistics
Nhật Bản là đối tác thương mại lâu năm của Việt Nam. Mỗi tuần có hàng chục chuyến tàu biển từ Việt Nam đi các cảng biển Nhật Bản và ngược lại. Nếu ở Việt Nam có 4 cảng biển chính là cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Cát Lái, Cái Mép thì bạn có biết nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới như Nhật Bản có những cảng biển nào đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực Logistics không? Sau đây, Savata sẽ cập nhật thông tin nhanh chuẩn xác về các cảng biển lớn của Nhật Bản và chỉ ra những ưu điểm nổi bật, năng lực vận tải hàng đường biển Quốc tế của đơn vị mình để khách hàng là Tập đoàn, Doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu có thêm cơ sở tin tưởng lựa chọn.
Tiềm năng phát triển cảng biển trong chiến lược kinh tế ở Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia có đường bờ biển rất dài. Gần 42% dân số của Nhật Bản sống tập trung tại các vùng hải cảng. Ngành công nghiệp cảng biển đóng góp 99% thu nhập từ trao đổi mậu dịch với nước ngoài và 42% thu nhập buôn bán trong nước.
Quan hệ thương mại với nước ngoài của Nhật Bán ban đầu chi bó hẹp trong quan hệ với Trung Quốc. Việc phát triển các cảng biển của Nhật Bản và các bến tàu biển trước đây đã trở nên đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước Nhật. Chính phủ Nhật Bản là người đóng vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển quốc gia cũng như đội tàu biển lúc bấy giờ.
Việc mở rộng mối quan hệ giữa Nhật Bản và vùng lục địa Trung Quốc bắt đầu trở nên hưng thịnh từ thế kỷ thứ VI. Vào thời kỳ này, những cảng sông nội địa có quy mô lớn của Nhật, hệ thống kênh tự nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực vận tai đường thủy. Cảng Sakai và Osaka trở nên tấp nập từ thế kỷ XVI, khi mà việc giao thương bằng đường biển của các đội tàu Nhật Bản thường xuyên qua lại buôn bán tại các hải cảng của Trung Quốc và châu Âu (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Thế kỷ XVI, thời đại Edo ra đời và chấm dứt gần 250 năm quốc gia này thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Cảng biển là nơi đầu tiên mở cửa thông thương với các quốc gia bên ngoài và đóng góp rất nhiều cho ngành thương mại trong nước phát triển. Các cảng bốc dỡ hàng rời ngày nay tại Nhật Bản đã được thiết lập và xây dựng từ thời đại Edo. Hàng hóa trong nước chủ yếu được thông qua cảng Osaka và Tokyo. Đến giữa thế kỷ XIX, các hải cảng thương mại quốc tế đã bắt đầu được khai trương tại Yokohama, Nagasaki và Hokodate. Cảng Kobe và Osaka cũng sôi động vào cuối thời đại Edo và tiếp sang đầu thời đại Meiji. Từ năm 1870 – 1945 (từ thời đại Meiji đến chiến tranh thế giới thứ 2) các cảng biến Nhật Bản đã thực sự phát triển dưới chính sách ưu tiên cho ngành công nghiệp của Chính phủ Meiji. Cảng biển, các vùng hải cảng, đường sắt, đường bộ và những cơ sở hạ tầng xã hội khác được xây dựng chủ yếu trong thời kỳ này.
Sự phối hợp của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng để triển khai kế hoạch phát triển các khu vực trong đó có cả cảng biến và hải cảng, các kế hoạch đều phải được thông qua và lấy ý kiến của các khu vực kinh tế, các cấp chính quyền địa phương và những nhà quản lý. Hưởng ứng yêu cầu về một hệ thống phát triển mới của chính quyền địa phương (quận trưởng). Chính phủ (thông qua Sở Kế hoạch Kinh tế) thành lập một hội đồng mà nhân sứ gồm các thành viên của Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cùng với chính quyền quận xem xét và quyết định.
Các cảng biển lớn của Nhật Bản là một trong những yếu tố quyết định đến việc cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cho các Khu công nghiệp mới. Kế hoạch phát triển các khu vực phải có sự kết hợp giữa các loại hình và quy mô các ngành công nghiệp trong khu vực một cách hợp lý, thông qua đó để quyết định thiết kế hệ thống đường cao tốc, mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước và các dịch vụ cảng biển.
Hệ thống các cảng biển lớn ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Mặc dù là một nước công nghiệp phát triển, nhưng hiện nay Chính phủ Nhật đang tiến hành chuyển đối việc quản lý toàn diện hệ thống cảng từ khu vực công cộng sang khu vực tư nhân nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp cảng biển, khai thác hết năng lực của cảng để phục vụ chiến lược kinh tế quốc gia, san sẻ bớt gánh nặng tài chính với Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biến tại quốc gia này.
>>Xem thêm: Cảng biển ở Trung Quốc quan trọng
Top 8 cảng biển lớn ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Logistics
Nhật Bản là một trong 3 nước phát triển vận tải hàng hải lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Đồng hành với đó, xứ sở hoa anh đào có rất nhiều cảng lớn, phục vụ vận tải giao nhận không chỉ nội địa mà còn là thương mại toàn cầu. Dưới đây là Top 8 các cảng biển lớn ở Nhật Bản mà Savata tổng hợp được:
1. Cảng biển Kobe
Cảng Kobe là cảng tự nhiên có nhiều lợi thế về hàng hải. Đây là một trung tâm giao thương cho thương mại giữa Nhật Bản và các nước khu vực Nội Á (Trung Quốc, Hàn Quốc) trong nhiều thế kỷ. Cùng với sân bay Kobe, cảng biển Kobe tạo nên trung tâm xử lý và phân phối hàng hóa quan trọng hàng đầu. Trung bình mỗi năm cảng Kobe chào đón 36.482 lượt tàu chở 77 triệu tấn hàng hóa.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Kobe thường là 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một nước thứ 3 thì tổng thời gian có thể kéo dài 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Kobe: ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
2. Cảng biển Osaka
Cảng Osaka phục vụ hơn 21 triệu người tiêu dùng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. Cảng được kết nối trực tiếp với hệ thống đường bộ và đường sắt hiện đại và phức tạp. Với vị trí trung tâm của Nhật Bản và gần Sân bay Quốc tế Kansai, Cảng Osaka là một trung tâm phân phối hàng hóa cho phần lớn đất nước.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Osaka thường là 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một nước thứ 3 thì tổng thời gian có thể kéo dài 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Osaka: ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
3. Cảng biển Yokohama
Cảng Yokohama cũng là một trong những cảng chính (Main Ports) của Nhật Bản. Cảng Yokohama có diện tích hơn 7,3 nghìn ha và hơn 2,8 nghìn ha diện tích mặt nước. Mỗi năm, cảng này phục vụ tổng cộng 37.359 tàu chở gần 129,7 triệu tấn hàng hóa.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Yokohama thường là 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một nước thứ 3 thì tổng thời gian có thể kéo dài 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Yokohama: ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
4. Cảng biển Sendai
Cảng Sendai hỗ trợ cung cấp dịch vụ cho tàu container trong và ngoài Nhật Bản. Là một trong những khu phức hợp cảng lớn nhất phía Đông Bắc Nhật Bản, cảng Sendai gần Bắc Mỹ hơn và là cửa ngõ tuyệt vời cho các sản phẩm di chuyển qua miền đông Nhật Bản. Dịch vụ vận chuyển container thường xuyên mở rộng đến Bắc Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đông Nam Á. Ngoài ra, hàng hóa từ Sendai có thể được trung chuyển container đến Tokyo và Yokohama tiếp tục tăng tiềm năng thương mại với Châu Âu, Trung Đông, Châu Đại Dương, Châu Phi và Nam Mỹ.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Kobe thường là 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa khai thác service direct từ Việt Nam đến Sendai. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Sendai: Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
5. Cảng biển Nagoya
Cảng Nagoya là một trong những cảng lớn nhất Nhật Bản. Ngày nay, cảng Nagoya có giao dịch thương mại tới hơn 150 quốc gia, và có khả năng xử lý tất cả loại hàng hóa. Lượng hàng hóa giao dịch quốc tế do Cảng Nagoya xử lý bao gồm 80,7 triệu tấn nhập khẩu và 48,8 triệu tấn xuất khẩu. Tính trung bình hàng năm, cảng Nagoya đã xử lý hơn 2,5 triệu TEU container quốc tế.
Các mặt hàng chính được vận chuyển qua Nagoya bao gồm: ô tô thành phẩm và các bộ phận ô tô, máy móc công nghiệp, vật liệu thép và các sản phẩm cao su,…Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Nagoya thường là 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một nước thứ 3 thì tổng thời gian có thể kéo dài 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Nagoya: ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
6. Cảng biển Tokyo
Cảng Tokyo đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương giữa Nhật Bản và các quốc gia Châu Á: 27,7 triệu tấn thương mại với châu Á, bao gồm 19,8 triệu tấn nhập khẩu và 7,8 triệu tấn xuất khẩu. Mỗi năm, cảng Tokyo đã phục vụ hơn 28,1 nghìn lượt tàu chở 72,4 triệu tấn hàng hóa. Trong đó xuất nhập khẩu chiếm 40,7 triệu tấn và nội địa chiếm 31,7 triệu tấn hàng hóa.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Tokyo thường là 7 đến 9 ngày. Trường hợp tàu phải chuyển tải qua một nước thứ 3 thì tổng thời gian có thể kéo dài 13 ngày. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Tokyo: ASL, Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
7. Cảng biển Moji
Moji nằm trên bờ biển của Kyushu, đối mặt với eo biển Kanmon ngăn cách Kyushu và Honshu. Cảng Moji có cơ sở vật chất hiện đại và có khả năng xử lý tất cả các lưu lượng hàng hóa chính bao gồm hàng rời, container, xăng dầu. Số liệu về lưu lượng: Khoảng 89.000.000 tấn hàng hóa được vận chuyển hàng năm. Vùng dòng phụ tải: Mùa hè. Kích thước tối đa: 14.000DWT. Cầu cảng container: LOA 270m, mớn nước 10,8m HW, 40.000GT. Cầu Kanmon: Thủy lực tối đa 61m.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Kobe thường là 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa khai thác service direct từ Việt Nam đến Moji. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Moji: Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
8. Cảng biển Hakata
Hakata nằm ở tỉnh Fukuoka, đối diện với Vịnh Hakata. Cảng Hakata là cảng tự nhiên được bao bọc 3 mặt, mặt 4 là đảo Nokonoshima. Số liệu về giao thông: Khoảng 30.730 tàu chở 29.700.000 tấn hàng bao gồm 800.000TEU và 1.750.000 hành khách được vận chuyển hàng năm. Vùng dòng phụ tải: Mùa hè. Kích thước tối đa: LOA 320m, mớn nước 14.0m, 80.000DWT.
Thời gian vận chuyển đường biển từ Việt Nam đến Hakata thường là 13 đến 14 ngày do hầu hết các hãng tàu chưa khai thác service direct từ Việt Nam đến Sendai. Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Việt Nam-Hakata: Evergreen, Wanhai, TSL, SITC, ONE, ZIM, CNC,…
Có nên chọn Dịch vụ vận tải biển Việt Nam – Quốc tế nguyên container Savata hay không?
Savata với nhiều năm kinh nghiệm trong Ngành vận tải biển, tạo dựng được tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nên khi đến với chúng tôi, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm tin tưởng. Có rất nhiều lý do để các Doanh nghiệp tìm đến Công ty bởi phương châm hoạt động luôn đặt lợi ích khách hàng lên trên hết, tận tâm tận lực, chuyên nghiệp qua từng khâu. Không chỉ làm tốt các tuyến vận tải hàng đường biển đi Bắc Nam mà còn đầu tư về mọi mặt để làm tốt hơn nữa các tuyến chuyển gửi hàng đi nước ngoài xuất khẩu. Bởi chúng tôi ý thức rất rõ đây đều là những lô hàng giao thương quan trọng, giá trị cao.
Đáng nói, suốt thời gian dài hoạt động, chúng tôi đã phát triển mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác vận tải biển lớn trong khu vực và Quốc tế. Cho nên Savata cũng nắm rõ thông tin chính xác về các cảng biển lớn của Nhật Bản nên việc tư vấn trước cho chủ hàng về bến cảng xuất/nhập phù hợp nhất luôn nằm trong kế hoạch của chúng tôi bởi mục tiêu cuối cùng vẫn là hỗ trợ Doanh nghiệp có một chuyến hàng xuất khẩu thành công sang nước bạn.
Đặc biệt, các Dịch vụ logistics toàn cầu tại đây không chỉ phụ trách vận chuyển hàng hóa từ cảng đến cảng mà còn cung cấp giải pháp trọn gói từ A đến Z. Với đánh giá từ tâm là “Công ty Dịch vụ vận tải hàng đường biển uy tín, chất lượng nhất nhì trên thị trường” nên chúng tôi càng có thêm động lực để phát triển và cải thiện chất lượng dịch vụ qua từng chuyến tàu biển, tàu hàng,…Thêm nữa, Dịch vụ vận chuyển Door to Door cũng giúp Doanh nghiệp có thể toàn tâm toàn ý phát triển việc kinh doanh của đơn vị mình. Vận tải biển Savata còn là một trong số ít các đơn vị thường xuyên cập nhật lịch tàu mới với thông tin luôn chính xác cho khách theo dõi.
Các mặt hàng nhận chuyển gửi bằng container đường biển
- Mặt hàng khô như: Sắt, thép, nguyên vật liệu, quần áo, giày dép, đồ chơi, dụng cụ thể thao, thức ăn gia súc…;
- Mặt hàng tươi sống như: Hàng thủy sản; hàng rau quả;…;
- Hàng hóa đặc biệt ở dưới dạng chất lỏng: Dầu mỏ, hóa chất, khí hóa lỏng, rượu,…xuất khẩu Quốc tế;
- Thiết bị gia dụng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác…;
- Hàng siêu trường siêu trọng, hàng quá khổ quá tải, vật liệu xây dựng;
- Các loại hàng hóa khác như: Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm khô, thuốc tây…
Các Dịch vụ vận tải đường biển Savata
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
- Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
- Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
- Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu…các thiết bị quá khổ, quá tải;
- Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
- Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.
Savata là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn danh tiếng
* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:
Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun,…
* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:
APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…
Cước phí vận tải hàng nguyên chuyến từ Cảng Việt Nam – Cảng Quốc tế
- Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
- Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
- Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
- Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
- Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
- Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…
Nhận gom hàng tại các cảng biển lớn ở Việt Nam
- Cảng Hồ Chí Minh: Cảng Cát Lái, Cảng Hiệp Phước,…;
- Cảng Vũng Tàu: Khu bến Cái Mép, Sao Mai Bến Đình; Khu bến Phú Mỹ, Mỹ Xuân; Khu bến sông Dinh; Khu bến Đầm, Côn Đảo;
- Cảng Hải Phòng;
- Cảng Đà Nẵng;
- Cảng Quy Nhơn;
- Cảng Vân Phong;
- Cảng Dung Quất;
- Cảng Quảng Ninh;
- Cảng Cửa Lò;
- Cảng Chân Mây,….
Lý do chọn Dịch vụ vận chuyển hàng số lượng lớn bằng đường biển Savata
- Đảm bảo đủ chỗ trên tàu để phục vụ nhu cầu “Vận tải hàng đường biển Quốc tế” tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
- Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao bởi các phương tiện vận tải hiếm khi xảy ra tai nạn va chạm, đổ vỡ;
- Đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực vận tải, kho vận, chứng từ,…;
- Ngoài dịch vụ vận tải biển, chúng tôi nhận xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa;
- Thu xếp tất cả mặt hàng, tần suất vận tải thường xuyên, năng suất vận tải lớn, không hạn chế số lượng;
- Giá cước cực tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao hàng và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
- Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
- Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển…;
- Khách hàng được mua bảo hiểm hàng hóa vận tải đường biển từ Cảng Việt Nam – Cảng Quốc tế;
- Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
- Có Hợp đồng rõ ràng, quy định trách nhiệm của Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
- Phương tiện xe kéo, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng hóa hiện đại, chắc chắn;
- Có kho bãi chứa hàng, thuận tiện gửi và lấy hàng, ra vào hàng thường xuyên, lưu kho chờ vận chuyển,…;
- Các thủ tục giao nhận tương đối nhanh chóng và đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
- Ứng dụng CNTT trong việc hỗ trợ khách hàng truy cập, tìm kiếm thông tin hàng nhanh chóng thuận tiện;
- Chính sách đền bù 100% giá trị hàng số lượng lớn nếu phát hiện lỗi do Nhà vận chuyển.
Các bước quy trình vận tải hàng đường biển Việt Nam – Quốc tế tại Savata
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin qua Hotline/Email khi khách có nhu cầu vận tải hàng đường biển đi Quốc tế;
- Bước 2: Phía đơn vị cung cấp dịch vụ Savata sẽ liên hệ với chủ hàng để trao đổi hàng hóa vận chuyển về một số thông tin cần thiết như tên, số lượng, khối lượng, thời gian và địa điểm vận chuyển, hợp đồng, giá cước phí vận chuyển từ Cảng biển Việt Nam đi Cảng Quốc tế và bảo hiểm hàng hóa;
- Bước 3: Sau khi ký kết hợp đồng, chúng tôi sẽ điều động xe tới kho trung chuyển hàng về cảng hoặc khách hàng có thể tự chở hàng đến nơi quy định. Lúc này, hàng hóa sẽ được bốc dỡ, sắp xếp cẩn thận lên tàu và xuất phát đúng lịch hẹn. Vận chuyển đến nơi, đơn vị cung cấp dịch vụ chở hàng về kho của quý khách;
- Bước 4: Khi hàng đến nơi, khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra về tình trạng/hiện trạng hàng hóa lại một lần rồi thanh toán và giao nhận hàng để kết thúc “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam – Quốc tế” tại đây.
Savata với nhiều năm kinh doanh hoạt động trong Ngành vận tải biển đã chia sẻ một cách đầy đủ nhất danh sách các cảng biển lớn ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực Logistics, thương mại toàn cầu hiện nay. Việc nắm bắt thông tin từng cảng biển Nhật Bản nhộn nhịp, hoạt động xuất nhập khẩu hàng tấp nập là thực sự cần biết với mỗi Doanh nghiệp, bởi nó giúp bạn chủ động hơn trong việc tìm kiếm một cảng biển phù hợp nhất với lô hàng giao thương của mình khi có kế hoạch vận chuyển hàng tuyến Việt – Nhật. Liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần tìm kiếm một Đơn vị chuyển gửi hàng số lượng lớn bằng container đường biển đi Quốc tế đáng tin cậy.