Cách tính cước phí vận chuyển đường biển như thế nào?
Ngày nay, với nhiều người thì giao nhận hàng hóa qua đường biển không còn là hình thức vận tải quá xa lạ. Tuy nhiên, để hiểu rõ về loại hình vận chuyển này thì không phải ai cũng biết. Nhất là cách tính cước phí vận chuyển đường biển hiện nay được quy định như thế nào là chuẩn xác nhất? Cước phí này phụ thuộc vào các yếu tố nào? Có hay không một Công ty vận tải hàng hóa số lượng lớn bằng đường biển nguyên container với chi phí tiết kiệm, phù hợp với nhiều Doanh nghiệp?,…Bài chia sẻ kiến thức về cước phí vận chuyển hàng nguyên chuyến bằng đường biển dưới đây của Savata chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan để có thể dự trù trước các khoản chi phí phải chi khi thuê Dịch vụ chuyển gửi hàng trọn gói theo phương thức vận tải thông dụng, tiện ích này.
Tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển vận tải biển hiện nay
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) sáng ngày 21/12, ông Nguyễn Đình Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2021, hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.
Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 184 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt gần 303 triệu tấn, tăng 5%. Riêng hàng container ước đạt gần 24 triệu TEUs, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có sự khởi sắc trong đại dịch, ước đạt 156,5 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Trong đó, sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam ước đạt hơn 3 triệu TEUs, tăng tới 12% so với năm trước. Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời…
Đặc biệt, ông Việt thông tin, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển cũng có nhịp tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến đi: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu. Ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà cán bộ, viên chức, người lao động đạt được trong một năm nhiều khó khăn vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đánh giá: Trong 20 năm qua, việc xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch cảng biển là “nét son” trong công tác quản lý về hàng hải. Nhờ có quy hoạch toàn diện và sự linh hoạt trong thực hiện quy hoạch, Việt Nam đã có hệ thống cảng biển đồng bộ trải dài cả nước.
Nhờ có sự đột phá về cảng biển, Việt Nam đã có năng lực đón những ‘tàu mẹ’ thuộc hàng lớn nhất trên thế giới trong năm vừa qua, chúng ta cũng có được tuyến vận tải biển xa từ các cảng cửa ngõ như: Lạch Huyện, Cái Mép – Thị Vải đi bờ Tây, bờ Đông nước Mỹ, châu Âu…để hàng hóa Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp trên các tuyến vận tải biển đi khắp thế giới”, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang khẳng định. Bên cạnh đó, việc khai thác hệ thống cảng biển hiệu quả đã giúp Việt Nam thu hút được khoản đầu tư rất lớn từ xã hội hóa lên tới 84% trong tổng số 250.000 tỷ đồng kinh phí dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải trong 10 năm vừa qua.
Đối với công tác xây dựng thể chế, Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam khẩn trương rà soát Bộ luật Hàng hải theo hướng sửa đổi, đổi mới toàn diện, phù hợp với thực tiễn, phù hợp xu hướng phát triển của ngành hàng hải, đáp ứng yêu cầu đặc biệt của chiến lược phát triển kinh tế biển. “Bộ luật Hàng hải phải được nghiên cứu, rà soát toàn diện vào năm 2014 để có cơ sở đề xuất sửa đổi vào năm 2025, tiến tới năm 2026 Việt Nam sẽ có Bộ luật Hàng hải mới”.
Đặc biệt, Thứ trưởng lưu ý, trong 3 ‘chân kiềng’ chính: Đầu tư xây dựng, khai thác cảng biển – Vận tải biển – Dịch vụ hàng hải, cảng biển được xác định là ‘chân kiềng’ quan trọng đóng vai trò dẫn dắt, lan tỏa đến hai chân kiềng còn lại. Vì vậy, quá trình rà soát, đơn vị soạn thảo có thể nghiên cứu, đề xuất xây dựng riêng Luật Cảng biển để lĩnh vực này được phát huy, tạo động lực cho kinh tế hàng hải phát triển.
Cách tính giá cước phí vận tải hàng hóa đường biển như thế nào?
Giá cước vận tải đường biển cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Từ khối lượng đơn hàng cho đến khoảng cách vận chuyển, thậm chí các yêu cầu bảo quản đều có thể ảnh hưởng đến cước phí.
Phí vận tải đường biển dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
- Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Với những đơn hàng có trọng lượng và thể tích lớn, giá cước vận chuyển thường cao hơn so với những hàng hóa có khối lượng và thể tích nhỏ;
- Loại hàng cần vận chuyển: Hàng hóa cần chuyển đi là loại hàng đặc biệt, dễ vỡ hoặc dễ hư hỏng sẽ có thể phải chi trả thêm phụ phí dẫn đến chênh lệch cước phí vận chuyển;
- Địa chỉ giao nhận hàng hóa: Với những đơn hàng cần giao nhận đi xa, bạn sẽ phải chi trả khoản phí cao hơn so với những đơn hàng chuyển đi ở cự ly gần;
- Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Trong quá trình vận chuyển, nếu đơn hàng giao nhận cần phải quản trong điều kiện tiêu chuẩn thì người gửi có thể phải chi trả thêm chi phí cho hoạt động này. Vì thế cước phí thường cao hơn khá nhiều;
- Chính sách về giá của mỗi đơn vị vận chuyển: Tùy vào từng đơn vị vận chuyển mà họ sẽ đưa ra chính sách về giá cước vận chuyển có sự khác biệt.
Khi gửi vận chuyển hàng hóa qua đường biển, thông thường các đơn vị vận tải sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về bảng giá vận chuyển. Dựa trên loại hàng gửi đi, khối lượng, thể tích và khoảng cách vận chuyển bạn sẽ xác định được khoản phí phải trả như thế nào. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn đơn giản như vậy thì đa phần mọi người không thể tính toán chính xác cước phí cho đơn hàng. Trên thực tế, cách tính giá cước vận tải đường biển phải căn cứ vào công thức tính cụ thể để cho ra kết quả chính xác nhất.
Căn cứ vào cách tính cước vận tải đường biển áp dụng theo nguyên tắc so sánh, đơn hàng sẽ được cân trọng lượng và đo thể tích thực trước khi quyết định phí vận chuyển sẽ tính theo giá trị nào. Bởi, tùy thuộc vào loại hàng mà công thức tính sẽ có sự thay đổi. Đa phần hàng hóa sẽ được tính thể tích (CBM) trước rồi sau đó quy đổi ra trọng lượng (KGS). Sau khi xác định trọng lượng quy đổi sẽ áp dụng vào công thức chuyển đổi để xác định.
Cụ thể, cách tính sẽ được thể hiện như sau:
* Công thức tính thể tích CBM hàng hóa:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x (số lượng)
Đơn vị tính: mét khối.
* Công thức chuyển đổi từ CBM sang trọng lượng theo KGS:
- 1 tấn < 3 CBM => hàng nặng => áp dụng bảng giá KGS
- 1 tấn >= 3 CBM => hàng nhẹ => áp dụng bảng giá CBM.
(có nghĩa là lấy trọng lượng 1 tấn của hàng hóa quy đổi ra CBM để làm căn cứ so sánh. Quy ước: 1 tấn = 3 CBM hoặc 1 CBM = 333 KGS)
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính giá cước vận tải đường biển, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
* Ví dụ: Lô hàng nhập khẩu gồm 20 thùng hàng với trọng lực thực cân được là 1500 KGS. Kích thước của mỗi thùng hàng lần lượt đo được là: chiều dài 0,8m, chiều rộng 0,6m, chiều cao 0,5m. Áp dụng theo công thức ta có:
- Thể tích (CBM) của 1 thùng hàng là: 0,8 x 0,6 x 0,5= 0,24 CBM
Có được thể tích 1 thùng hàng ta sẽ tính được thể tích của 20 thùng hàng bằng cách: 0, 24 x 20 = 4,8 CBM.
Trong khi đó, trọng lượng thực của đơn hàng là 1500KGS = 1,5 tấn. Áp dụng công thức quy đổi ta thấy 1 tấn > 3 CBM. Do đó, giá trị tính phí của lô hàng này sẽ được tính theo CBM.
>>Xem thêm: Hub Port là gì?
Những lưu ý khi vận tải hàng hóa đường biển, bạn cần biết
Ngoài việc quan tâm đến cách tính cước phí vận chuyển đường biển, nhiều người còn băn khoăn không biết khi gửi hàng hóa vận chuyển theo hình thức này có những điểm gì cần lưu ý không? Trên thực tế là có. Khi gửi vận chuyển hàng hóa qua đường biển, nếu như bạn không muốn tốn thêm phụ phí cho đơn hàng bạn nên cân nhắc một số lưu ý sau:
- Hạn chế gửi hàng hóa dễ vỡ hoặc hàng hóa nguy hiểm cho đơn vị vận chuyển vì đây đều là loại hàng dễ phát sinh chi phí khi giao nhận;
- Hàng hóa cồng kềnh, hàng có kích thước và trọng lượng lớn thường sẽ có chi phí vận chuyển cao hơn;
- Để đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn, đa phần mọi người đều sẽ lựa chọn thêm dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu hàng hóa gửi đi không thực sự cần đến dịch vụ này bạn có thể không lựa chọn;
- Nếu muốn sử dụng thêm dịch vụ đóng gói, bảo hiểm, bốc xếp hàng hóa thì bạn nên hỏi kỹ bên phía vận chuyển. Đồng thời bạn có thể đàm phán với họ để giảm phụ phí khi vận chuyển.
Lý do nên chọn vận tải hàng hóa nguyên chuyến đường biển tại Savata?
Savata sẽ chỉ ra những lý do mà các chủ hàng nên tin tưởng lựa chọn chúng tôi làm đối tác chuyển gửi hàng đường biển, đó là:
- Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
- Năng lực vận tải hàng đường biển lớn, không hạn chế, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
- Savata là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
- Đội ngũ kỹ thuật khảo sát hàng hóa, tư vấn và bốc xếp, đóng gói hàng riêng biệt cam kết hàng luôn được bảo quản kỹ càng;
- Cam kết đảm bảo đúng lịch trình tàu chạy cố định. Hạn chế tối đa tình trạng lưu kho và giao hàng chậm trễ;
- Quý khách sẽ được mua bảo hiểm về hàng hóa vận tải biển, được ký kết hợp đồng vận tải rõ ràng;
- Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ khách truy cập, tìm kiếm thông tin hàng nhanh, thuận tiện;
- Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao bởi các phương tiện tàu chuyển hàng hay các cảng biển khác rất hiếm khi xảy ra tai nạn va chạm, đổ vỡ;
- Chính sách đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển;
- Trang bị xe kéo Cont, Cont đủ kích cỡ, đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại cảng (2 đầu) hiện đại, chắc chắn;
- Kết hợp phương thức vận tải đường bộ, giúp vận chuyển các đơn hàng giao tận nơi một cách linh hoạt nhất;
- Có hệ thống kho hàng rộng khắp có thể tiếp nhận ngay hàng rời từ cảng biển vào;
- Các thủ tục giao nhận tương đối nhanh đơn giản giúp chủ hàng tiết kiệm đáng kể thời giờ, công sức;
- Ngoài dịch vụ vận tải biển, chúng tôi nhận xử lý các thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa…
Quý Doanh nghiệp có thể hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi sẽ đưa xe đến tận xưởng, kho hàng của khách trung chuyển hàng hóa ra bến cảng, cho hàng lên tàu chở hàng đã được book lịch trước đó đến cửa cảng nơi cần giao. Ngay khi hàng tới cảng, Savata sẽ trung chuyển hàng tới tận nơi hoặc khách hàng có thể đến cảng nhận hàng về. Điều này cũng minh chứng cho sự chuyên nghiệp trong mọi khâu (từ vận hành tới kinh doanh) để bạn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ hoàn hảo tốt nhất.
Các mặt hàng rời thường nhận vận chuyển đường biển
- Hàng thủy sản, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hạt tiêu;
- Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc;
- Chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo, cao su, sản phẩm từ cao su;
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu, phân bón các loại, sản phẩm hóa chất;
- Túi xách, ví, vali, ô, dù, mũ;
- Sản phẩm mây, tre, cói và thảm, gỗ và sản phẩm gỗ;
- Xơ, sợi dệt các loại, hàng may, hàng dệt, vải mành, vải kỹ thuật khác;
- Giày dép các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, giày, da;
- Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh;
- Sắt thép các loại, sản phẩm điện tử và linh kiện;
- Điện thoại các loại, linh kiện điện thoại, linh kiện máy quay phim, linh kiện máy ảnh…
Savata là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn danh tiếng
* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:
Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun,…
* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:
APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…
Các dịch vụ vận tải chúng tôi cung cấp
- Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên cont, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
- Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
- Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
- Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
- Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu… các thiết bị quá khổ, quá tải;
- Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
- Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.
Savata liệt kê một số chi phí thường gặp
- Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
- Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
- Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
- Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
- Phụ phí hãng tàu tại Đức thu (THC, D/O, Seal…);
- Bảo hiểm;
- Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
- Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
- Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng đi Đức;
- Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
- Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container).
Savata đã chia sẻ cách tính cước phí vận chuyển đường biển chuẩn nhất, Quý Doanh nghiệp nào có nhu cầu muốn tìm hiểu vấn đề này để có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị ngân sách dự trù chi trả cho các Công ty vận tải biển thì cần cập nhật ngay công thức tính áp dụng mới nhất năm 2022. Như đã đề cập thông tin trên thì cước phí vận tải biển còn phụ thuộc nhiều vào khối lượng, loại hàng, nơi nhận hàng, chính sách về giá theo quy định của Đơn vị chuyển hàng,…Và để biết chính xác giá cả, lịch trình, cách thức gửi hàng, giải pháp vận tải nào là tối ưu hiệu quả nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới nhé!