Vì sao vận tải hàng hóa bằng đường biển lại có chi phí thấp?

Posted by htbyen
Category:

Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương Tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận tải đường biển như thế nào? Tại sao phương thức vận tải này lại có chi phí thấp? Cách tính cước phí vận tải biển áp dụng chung như thế nào? Có hay không Đại lý tàu biển có giá cước cạnh tranh tốt nhất?,…Mọi thắc mắc trên sẽ được Savata chúng tôi làm rõ thông qua bài chia sẻ bên dưới đây, Quý Doanh nghiệp quan tâm nên tìm đọc để có những hướng đi đúng đắn, tối ưu và tiết kiệm nhất cho kế hoạch giao thương hàng hóa Quốc tế cũng như Trong nước của đơn vị mình.

Thực trạng giá cước vận tải biển hiện nay ra sao?

Đại dịch Covid bùng phát, không những bức tranh nền kinh tế thế giới đầy màu xám mà hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Chuỗi cung ứng đứt gãy, giá cước tàu biển tăng vọt một cách chóng mặt đã khiến cho không ít doanh nghiệp thế giới nói chung và doanh nghiệp Việt Nam phải “điêu đứng”.

Theo đó cước vận tải đường biển từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới, cao gấp 10 lần so với mức trước đại dịch COVID-19. Trước khi đại dịch Covid bùng phát, chi phí vận chuyển một container 20 feet từ Thâm Quyến đến Đông Nam Á chỉ ở mức 100 – 200 USD. Tuy nhiên khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, mức cước này đã tăng gấp 10 lần, lên tới 1.000 – 2.000 USD. Hiện nay, giá container từ Việt Nam đi Trung Quốc lên đến 5.000 – 6.000 USD/container còn chiều ngược lại khoảng 2.000 USD/container.

Tùy thuộc từng loại hàng mà cách tính giá cước tàu biển cũng sẽ có sự khác nhau. Thông thường căn tính giá cước sẽ được áp dụng theo nguyên tắc so sánh. Theo đó trước khi quyết định chi phí vận chuyển là bao nhiêu, đơn hàng sẽ được cân trọng lượng và đo thể tích. Hiện nay, đa phần hàng hóa sẽ được tính thể tích (CBM) trước rồi sau đó mới bắt đầu quy đổi là trọng lượng (KGS). Sau khi trọng lượng quy đổi được xác định thì lúc này mới áp dụng công thức để tính được giá cước chính xác nhất.

Vì sao vận tải hàng hóa bằng đường biển lại có chi phí thấp?
Thực trạng cước phí tàu biển có xu hướng tăng nhất là khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu gây ảnh hưởng không nhỏ cho các Doanh nghiệp liên quan.

Thông thường, chi phí vận tải đường biển sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

  • Loại hàng cần vận chuyển: Đối với những mặt hàng đặc biệt, dễ vỡ hoặc dễ hư hỏng thì trong quá trình vận chuyển, bạn có thể sẽ phải chi trả thêm phụ phí để đảm bảo hàng hóa an toàn trong suốt chặng đường;
  • Khối lượng và kích cỡ hàng hóa: Những đơn hàng có trọng lượng, thể tích lớn, giá cước vận chuyển thường cao hơn so với hàng có khối lượng và thể tích nhỏ;
  • Yêu cầu bảo quản của đơn hàng: Trong quá trình vận chuyển, nếu đơn hàng cần phải bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn thì người gửi có thể sẽ phải chi trả thêm chi phí cho hoạt động này;
  • Địa chỉ giao nhận hàng hóa: Địa chỉ nhận hàng có khoảng cách xa hơn so với kho hàng hoặc tại những vùng sâu, vùng xa, những vùng có giao thông kém phát triển thì giá cước vận tải cũng sẽ cao hơn;
  • Chính sách về giá của mỗi Đơn vị vận chuyển: Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có những chính sách về mức giá cước vận tải khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định chọn đơn vị nào, bạn cần phải cân nhắc giá cước ở mỗi đơn vị để tiết kiệm được chi phí nhất có thể.

Tại sao vận tải hàng hóa đường biển lại có chi phí thấp?

Chi phí vận tải đường biển thấp là điểm ưu việt mà phương thức này đang sở hữu, chính bởi:

  • Giao thông trên biển có tự nhiên, tàu thuyền thoải mái di chuyển, không phải đóng các khoản phí cầu đường như đường bộ nên ít nhiều cũng giúp giảm thiểu phần phí dịch vụ cho chủ hàng;
  • Chi phí vận hành một chiếc tàu vận tải là không hề nhỏ nhưng nếu có nhiều chủ hàng cùng thuê dịch vụ vận chuyển thì phần chi phí đó sẽ được chia nhỏ ra. Từ đó, cho thấy phí để chuyên chở một lô hàng trên biển sẽ nhỏ hơn so với những phương thức khác;
  • Những lô hàng tải trọng lớn sẽ được vận chuyển trong cùng một chuyến giúp chủ hàng không phải tốn phí dịch vụ nhiều lần.

Tuyến giao thông trên biển có sẵn những ưu điểm giúp nó tạo nên sự khác biệt phải kể đến như:

  • Khả năng chuyên chở hàng lớn trên những chiếc tàu siêu tải trọng nên thoải mái di chuyển trên các vùng biển sâu;
  • Tuyến giao thông thoáng, ít phương tiện qua lại nên sẽ hạn chế các vụ tai nạn va chạm;
  • Tuyến giao thông trên biển dễ dàng kết nối giữa các khu vực với nhau trên một tuyến đường di chuyển, do đó, các tàu vận tải chỉ cần di chuyển một mạch từ điểm đi đến điểm nhận mà không cần luân chuyển bằng các phương tiện khác;
  • Hệ thống hậu cần được đầu tư hiện đại, hỗ trợ tốt việc neo đậu tàu thuyền.

>>Xem thêm: Đặc điểm của vận tải đường biển

Hướng dẫn cách tính cước vận tải đường biển

Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB. Quan trọng là cước vận tải đường biển sẽ không giống nhau. Căn cứ tính cước phí sẽ áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng sẽ áp vào cái nào lớn hơn. Ngoài ra, Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder.

Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS. Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào.

Cụ thể cách tính cước phí vận tải đường biển như sau:

* Đối với hàng FCL (hàng nguyên container):

Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì thế khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau:

  • Với những chi phí tính trên container ta lấy Giá cước x Số lượng container;
  • Với những chi phí tính trên Bill hoặc shipment thì ta lấy Giá cước x Số lượng bill hoặc Số lượng Shipment đó.

* Đối với hàng LCL (Hàng lẻ):

+ Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên 2 đơn vị tính: Trọng lượng thực của lô hàng (được cân – đơn vị tính: KGS).

Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (Dài x Rộng x Cao) x Số lượng – Đơn vị tính: CBM).

+ Sau đó tiếp tục đi đến công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: Hàng nặng, áp dụng theo Bảng giá KGS;
  • 1 tấn >= 3CBM: Hàng nhẹ, áp dụng theo Bảng giá CBM.
Vì sao vận tải hàng hóa bằng đường biển lại có chi phí thấp?
Mô phỏng cách tính thể tích CBM hàng hóa vận chuyển đường biển mà các chủ hàng, Nhà xuất/nhập khẩu nên nắm rõ và hiểu đúng.

Với công thức tính cước phí vận tải bằng đường biển mà Savata đã chia sẻ, Quý khách hàng có thể chủ động từ tính toán và cân đối trước giá cước vận chuyển hàng hóa để dự trù trước chi phí vận tải và cũng lựa chọn được đơn vị vận tải có mức giá phù hợp nhất.

Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container đường biển tại Savata có chi phí rẻ hay đắt?

SAVATA chúng tôi là đơn vị chuyên trách kinh doanh Dịch vụ vận tải biển, là Đại lý tàu biển “UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – ĐÁNG TIN CẬY – CƯỚC PHÍ CẠNH TRANH”, được nhiều Tập đoàn, Doanh nghiệp Trong và Ngoài nước tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và trách nhiệm cao nhất với lô hàng số lượng lớn, giá trị cao của khách. Trải qua một quá trình hoạt động trong ngành, Công ty dần chứng tỏ được năng lực vận tải và sự uy tín của mình trên thị trường. Đẩy mạnh kế hoạch liên kết với nhiều hãng tàu biển nhằm đáp ứng chuẩn xác về tiến độ giao nhận như: Cosco, Evergreen, Maersk Lines, One, Sea Land, YangMing,…

Vai trò chính của chúng tôi là thúc đẩy các hoạt động Thương mại quốc tế, góp phần vào giá trị gia tăng cho hàng hóa. Hay nói một cách đơn giản hơn là hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương thuận tiện, dễ dàng là nhờ những Đại lý hãng tàu biển như chúng tôi. Quy trình làm việc trọn gói, khép kín chắc chắn đem đến sự yên tâm và hài lòng tuyệt đối cho mọi chủ hàng, Nhà kinh doanh hàng xuất/nhập khẩu.

Các cảng đến của mỗi tuyến hàng đi xuất khẩu đã và đang thực hiện:

  • Cảng đến tại Đông Nam Á: Kosichang, Bangkok, Haiphong, HoChiMinh, Jakarta, Surabaya, Singapore, Manila,…;
  • Cảng đến tại Châu Âu: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, Liverpool, Amsterdam,…;
  • Cảng đến tại Trung Quốc: Beihai, Qinzhou, Huangpu, Hongkong, Fuzhou, Lianyungang, Rizhao, Tianjin,…;
  • Cảng đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga: Inchon, Pusan, Kunsan, Masan, Ulsan, Pohang, Chiba, Kashima, Kawasaki, Kobe, Nagoya, Osaka,…

Chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp trong các hoạt động bốc dỡ container lên xuống khi nhập hàng, giao hàng tận nơi. Nhằm gia tăng tiện ích dịch vụ, hiện đơn vị nhận vận chuyển hàng Container xuất khẩu từ kho, xưởng từ các tỉnh, thành đến Cảng Sài Gòn, Cảng Vũng Tàu, Cảng Chân Mây, Cảng Cái Mép, Cảng Dung Quất, Cảng Cửa Lò, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ, Cảng Cẩm Phả, Cảng Nghi Sơn, Cảng Vũng Áng, Cảng Ba Ngòi, Cảng Cái Cui,…để xuất khẩu sang thị trường các nước tiềm năng tại khu vực Châu Á, Trung Á, Châu Âu với chi phí vận tải đường biển trọn gói tốt nhất thị trường hiện nay.

Vì sao vận tải hàng hóa bằng đường biển lại có chi phí thấp?
Tính tới thời điểm hiện tại, Savata là một trong những đơn vị vận tải biển chuyên nghiệp có giá cước phí phải chăng và liên kết với nhiều hãng tàu lớn có tiếng.

Các chi phí vận tải biển thường gặp

  • Cước vận chuyển đường biển hàng lẻ (LCL) hoặc hàng container (FCL);
  • Tờ khai hải quan xuất khẩu, làm các giấy tờ như C/O, kiểm dịch…;
  • Phí vận chuyển hàng từ kho ra cảng (xe tải hoặc xe container);
  • Phụ phí tại cảng xuất khẩu (nâng hạ container, lưu container, lưu bãi, lưu kho…);
  • Phụ phí hãng tàu tại nước xuất khẩu thu (THC, D/O, Seal…);
  • Phụ phí hãng tàu tại Việt Nam thu (THC, D/O, CC);
  • Phụ phí tại cảng Việt Nam (nâng hạ container, lưu cont, lưu bãi, lưu kho…);
  • Bảo hiểm;
  • Thuế thuế, phí và lệ phí hải quan; chi phí kiểm dịch;
  • Phí vận chuyển hàng từ cảng về kho (xe tải hoặc xe container);
  • Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.

Cước phí vận tải biển từ Cảng – Cảng rẻ hay đắt phụ thuộc các yếu tố

  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…

*** Một điều chắc chắn mà hiếm có Đại lý hãng tàu biển, Đơn vị kinh doanh vận tải biển nào trên thị trường cam kết làm được chính là quá trình chuyển chở hàng đều hạn chế tối đa sự mất mát, hư hỏng ảnh hưởng đến giá cước niêm yết mà chúng tôi đã thương thảo với quý khách từ đầu.

Lý do nên lựa chọn Công ty Vận tải biển Savata

  • Đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa: Do phương tiện sử dụng cho khâu vận tải đường biển nội địa là những con tàu chở hàng có tải trọng lớn và hiện đại, được Công ty chọn lựa từ những đơn vị có đủ năng lực để hợp tác;
  • Dịch vụ vận chuyển tiên tiến, linh hoạt: Hàng được lấy từ tay người gửi và gửi đến tận tay người nhận, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, đem lại sự tiện lợi cao;
  • Giá cước vận tải hàng hóa đường biển nội địa giá rẻ: Nhận giao hàng tận nơi đến khách hàng, đảm bảo giá vận tải cực kì cạnh tranh so với những đơn vị khác;
  • Cam kết về thời gian: Đảm bảo thời gian giao hàng tận tay người nhận đúng thời gian như hợp đồng (ngoại trừ biến cố lớn xảy ra như bão to, lũ, sóng thần…);
  • Quy trình làm việc chuyên nghiệp, khoa học: Từ khâu tiếp nhận yêu cầu đến khâu giao nhận vận chuyển hàng hóa;
  • Chính sách hỗ trợ khách hàng cam kết sự hài lòng: Giảm bớt tối đa những rủi ro cho khách hàng một cách hợp lý nhất.

Chứng từ cần chuẩn bị khi vận tải hàng nguyên chuyến đường biển

* Chứng từ tại Việt Nam:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng xuất;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa, ), giấy phép xuất khẩu….

* Chứng từ khi xuất khẩu sang các nước:

  • Invoice;
  • Packing List;
  • Sale contact hoặc P.O;
  • Tờ khai hải quan hàng nhập;
  • Airway bill hoặc Bill of lading;
  • Một số loại giấy tờ khác (Tùy mặt hàng): CO (Chứng chỉ xuất), Fumigation (Chứng chỉ hun trùng), Msds (Phân tích thành phần hàng hóa), giấy phép nhập khẩu…

Như vậy, Savata đã giải đáp lý do vì sao chi phí vận tải đường biển lại thấp, cách tính cước phí vận tải biển ra sao, nên hay không nên lựa chọn Đại lý tàu biển chúng tôi để được đáp ứng tốt nhất mọi tiêu chí đặt ra. Nhìn chung, mỗi phương thức vận tải đều tồn tại những mặt hạn chế và thế mạnh riêng nên tùy thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, loại hàng cần vận chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác mà sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng một khi đã chọn vận chuyển hàng nguyên container đường biển mà vẫn muốn tiết kiệm chi phí xuyên suốt hành trình thì nên cân nhắc tìm đến Công ty chúng tôi, tin chắc bạn sẽ hài lòng với những gì bỏ ra và nhận lại từ dịch vụ.

Để lại một bình luận