Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chi tiết 2024

Posted by htbyen
Category:

Những năm gần đây, tình hình xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và liên tục tăng trưởng. Thống kê sơ bộ vừa được cập nhật của Tổng cục Hải quan cho biết, riêng trong tháng 04/2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 10,3 tỉ USD, tăng gần 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Mỹ là thị trường khá khắt khe về các vấn đề kiểm định hàng hóa, thủ tục, chứng từ,…

Do đó để hỗ trợ hiệu quả cho Nhà xuất khẩu, Savata chia sẻ nhanh về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ áp dụng mới nhất năm 2022. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp để hoàn tất các thủ tục hải quan, đưa ra nhiều giải pháp đa dạng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa Quốc tế bằng đường biển sang Mỹ.

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đi Mỹ hiện nay ra sao?

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu hàng hóa quan trọng của Việt Nam với nhiều mặt hàng, đem về nguồn doanh thu lớn. Sau đây là những mặt hàng được nước ta xuất khẩu phổ biến sang Mỹ:

  • Gạo;
  • Tiêu (hồ tiêu);
  • Cà phê;
  • Trái cây;
  • Thủy hải sản;
  • Giày dép;
  • Dệt may, sợi;
  • Sản phẩm gỗ nội thất;
  • Sản phẩm điện tử và linh kiện;
  • Máy vi tính;
  • Máy móc và phụ tùng;
  • Thức ăn gia súc và nguyên liệu.

Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có thể xuất khẩu được sang thị trường Mỹ. Một số sản phẩm rất khó xuất khẩu được sang Mỹ như thức uống có cồn, dược phẩm, động vật còn sống, đồ chơi, thực phẩm chế biến sẵn hoặc sản phẩm về điện,…Riêng sản phẩm thị gia cầm, thịt, trứng chưa được Mỹ cấp phép nhập khẩu vào nội địa. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên lưu ý những mặt hàng này.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, ước tính xuất siêu 710 triệu USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022.

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chi tiết 2022
Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ ngày càng nhiều và tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường này cò nhiều điểm vượt trội.

Có thể nói, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có nhiều điểm vượt trội. Xuất khẩu đã sớm đạt quy mô khá ngay từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995 đạt 169,7 triệu USD, đứng thứ 6 trong số các thị trường). Xuất khẩu vào Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và liên tục tăng lên trong những năm gần đây (năm 2018 chiếm 19,5%, năm 2019 là 23,2%, năm 2020 là 27,3%, năm 2021 là 28,6%, 4 tháng năm 2022 là 29,6%). Tỷ trọng trong 4 tháng vượt khá xa so với các thị trường đứng liền sau (Trung Quốc 14,6%, Hàn Quốc 6,8%, Nhật Bản 6%).

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ hiện đứng thứ 9 trong các thị trường xuất khẩu vào Mỹ. Số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có nhiều. Trong 37 mặt hàng chủ yếu trong 4 tháng, có 22 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, trong đó có 6 mặt hàng mới qua 1/3 thời gian của năm đã đạt trên 1 tỷ USD (máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 6,10 tỷ USD; dệt may 5,97 tỷ USD; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 4,47 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 4,19 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 3,34 tỷ USD; giày dép 3,16 tỷ USD).

Hiện số người Việt Nam ở Mỹ hiện có trên 2 triệu người. Đây vừa là người tiêu dùng, vừa là cầu nối trong các quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch,…Tuy nhiên, trong xuất nhập khẩu với Mỹ cũng có một số vấn đề cần lưu ý. Về tổng số, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới chiếm hơn 3%, nhưng một số mặt hàng lại chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần tỷ trọng chung, nên cần được xem xét để tránh “bỏ trứng vào một giỏ”, dẫn đến những phản ứng tiêu cực của người sản xuất trong nước của Mỹ. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ cũng có thể gây tác động tiêu cực, nên việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu là rất cần thiết.

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ chi tiết 2023

Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam với nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, trái cây…Tuy nhiên muốn vào thị trường này, sản phẩm phải trải qua loạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và những quy định khắt khe từ đối tác. Bên cạnh đó còn có các thủ tục an ninh cần phải biết, việc kê khai thông tin sơ lược hàng hóa cho hải quan (manifest) hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ khá phức tạp và nghiêm ngặt.

Việc nắm rõ các thủ tục kê khai dưới đây sẽ giúp cho các Nhà xuất khẩu Việt Nam chủ động đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn:

  • Kê khai hải quan tự động (Automatic Manifest System – AMS): Theo quy định, doanh nghiệp cần kê khai thông tin về lô hàng nhập khẩu vào Mỹ cho Hải quan Mỹ trong vòng 48 tiếng trước khi tàu vận chuyển ở cảng khởi hành đến Mỹ. Nhà xuất khẩu phải kê khai thông tin này ngay ở cảng xếp hàng.
  • Kê khai an ninh cho Nhà nhập khẩu (Import Security Filing – ISF): Mỹ cũng yêu cầu nhà nhập khẩu phải hoàn thành thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF). Thông tin kê khai ISF này nhà nhập khẩu phải thực hiện khai báo cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng khởi hành vận chuyển đến Mỹ. Thủ tục ISF yêu cầu nhà nhập khẩu phải cung cấp thông bổ sung như nhà sản xuất, thông tin nhà nhập khẩu, mã số hàng hóa, nhà vận tải đóng hàng vào container…
  • Soi container (X-ray): Hải quan Mỹ sẽ tiến hành soi container nào họ nghi ngờ có vấn đề về an ninh hoặc soi ngẫu nhiên. Việc soi container này có khả năng tiến hành ở cảng chuyển tải hoặc cảng đích đến ở Mỹ.
Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chi tiết 2022
Mỹ là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam nhưng cũng rất khắt khe về thủ tục pháp lý, an ninh,…nên các Nhà nhập khẩu buộc phải nắm rõ các quy định quan trọng.

Bộ hồ sơ xin CO gồm những chứng từ gì?

  • Đơn đề nghị cấp C/O: 1 bản;
  • Ecosys/Comis: 1 bản;
  • Tờ khai xuất: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Mã vạch: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Invoice: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Packing List: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Bill Of Lading: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Bảng kê Nguyên phụ liệu: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Quy trình sản xuất: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn);
  • Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn).

Đối với Giấy chứng nhận xuất xứ-CO form B được cấp bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Thời gian để xin được CO mẫu B là 1-2 ngày làm việc. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu xin CO, cần phải đăng kí hồ sơ thương nhân trên hệ thống của VCCI. Cần các chứng từ sau khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ:

  • Giấy phép kinh doanh: 1 bản sao y bản chính;
  • Mẫu chữ ký và con dấu: 1 bản gốc;
  • Phiếu hồ sơ thương nhân: 1 bản gốc.

Hệ thống thuế của Mỹ khá phức tạp. Do đó, nếu một Doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu hay kế hoạch mở chi nhánh, đại diện thương mại tại đây cần phải tìm hiểu trước về thuế quan tại đây. Riêng đối với các Nhà xuất khẩu đơn thuần, về cơ bản chỉ cần quan tâm đến thuế suất tại cửa khẩu. Doanh nghiệp có thể tra cứu biểu thuế nhập khẩu của Mỹ online. Doanh nghiệp có thể chủ động tìm hiểu trước những quy định về thuế tại các trang web sau:

  • Sở Thuế vụ: https://www.irs.gov/
  • Ủy ban liên tiểu bang về thuế: https://www.mtc.gov/

Một số điều khoản bắt buộc phải có đối với Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa đi Mỹ

  • Các bên tham gia kí kết hợp đồng;
  • Điều kiện hiệu lực của hợp đồng;
  • Hàng hóa doanh nghiệp sẽ cung cấp;
  • Giá mua hàng hóa và điều kiện thanh toán;
  • Các điều kiện/quy định về bảo hành, bảo quản hàng hóa;
  • Bên nào chịu trách nhiệm về giấy phép xuất nhập khẩu;
  • Điều khoản bảo mật hợp đồng;
  • Các quy định hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp.

>>Xem thêm: Nhu cầu vận tải container đường biển đến năm 2025

Khi xuất khẩu số lượng lớn hàng hóa Việt Nam – Mỹ cần lưu ý gì?

Một số lưu ý cần thiết dành cho Nhà xuất khẩu Việt Nam:

Về việc chậm kê khai AMS

Khi nhà xuất khẩu không thể hoàn thành việc kê khai AMS theo quy định thì lô hàng đó sẽ không được xếp lên tàu để xuất sang Mỹ, trừ khi lô hàng này được chuyển qua cảng chuyển tải;

Về việc chỉnh sửa AMS

Việc chỉnh sửa AMS thường xảy ra do số lượng hàng thực tế xuất đi có sự khác biệt so với lúc kê khai AMS ban đầu, hoặc thông tin về người nhận hàng sai sót. Việc chỉnh sửa thông AMS này Hải quan Mỹ sẽ áp dụng mức lệ phí chỉnh sửa là 40 USD hoặc 45 USD tùy hãng tàu cho một lần chỉnh sửa;

Về việc chậm kê khai ISF

Trên nguyên tắc việc kê khai ISF do nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm. Nhưng nếu kê khai không đầy đủ thì nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5000 USD cho một lô hàng. Thường các công ty vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp gia đình ở Mỹ hay bị vướng mắc về việc khai ISF này;

Về việc hàng hóa bị giữ lại để soi container (X-ray)

Là vướng mắc lớn nhất mà các Công ty xuất khẩu hay gặp phải. Tùy theo điều kiện thương mại mà nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm chi trả chi phí này. Chi phí phát sinh gồm phí soi container và chi phí lưu container tại cảng (vì thời gian để kiểm tra thường mất một tuần hoặc hơn).

Dịch vụ vận tải hàng hóa đi Mỹ bằng container đường biển tại Savata có gì nổi bật?

Savata là đơn vị chuyên về lĩnh vực vận chuyển đường biển quốc tế nên đã tiếp nhận việc gửi hàng đi Mỹ bằng đường biển với cước phí rẻ giúp quá trình chuyển hàng đi Mỹ an toàn, đúng hẹn và tiết kiệm ngân sách nhất. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển đi Mỹ rất đa dạng nên Doanh nghiệp bạn sẽ có nhiều lựa chọn phù hợp. Hàng hóa được mua bảo hiểm hàng hải Quốc tế đầy đủ giúp phòng ngừa và hạn chế các rủi ro đến mức tối thiểu.

Thời gian nhận được hàng ở Mỹ bằng phương thức vận chuyển đường biển thường mất khoảng từ 30 – 45 ngày (tùy tiểu bang hoặc cảng biển đến) kể từ ngày ký hợp đồng. Bạn có thể sử dụng Dịch vụ chuyển phát nhanh để rút ngắn thời gian nhận hàng nếu thực sự cần thiết.

Bạn nên gửi hàng đi Mỹ bằng đường biển nếu tổng trọng lượng hàng hóa nặng hơn 251kg hoặc thể tích lớn hơn 1,5CBM. Savata chuyên nhận gửi nhiều loại hàng đi đường biển như: hàng may mặc qua Mỹ, gửi hàng nội thất đi Mỹ bằng tàu biển, gửi đồ thủ công mỹ nghệ đi Mỹ bằng đường biển, gửi hàng điện máy sang Mỹ theo đường biển,…Chúng tôi nắm rõ mọi quy định và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ nên sẽ tư vấn trước cho Nhà xuất khẩu chủ động hơn trong mọi trường hợp.

*** Một điều chắc chắn mà hiếm có Nhà vận chuyển đường biển nào trên thị trường cam kết làm được chính là từ khâu chuyên chở đến luân chuyển hàng đều hạn chế được sự mất mát, hư hỏng ảnh hưởng đến giá cước niêm yết mà chúng tôi đưa ra cho quý khách lúc ban đầu.

Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chi tiết 2022
Với thế mạnh vận tải hàng hóa nguyên container đường biển, Savata đã và đang triển khai các tuyến chuyển gửi hàng Việt Nam đi Mỹ, Hà Lan, Đức,…với cước phí cạnh tranh, an toàn và hiệu quả.

Các cảng biển chính của Mỹ mà Dịch vụ vận chuyển hàng hải tuyến Mỹ chúng tôi cung cấp

  • NM: Albuquerque
  • GA: Atlanta, Savannah
  • TX: Austin, Brownsville, Dallas, El Paso, Hidalgo, Houston port, Laredo, San Antonio
  • MD: Baltimore
  • AL: Birmingham, Huntsville, Mobile
  • NV: Buffalo, Las Vegas
  • SC: Charleston, Greensville
  • NC: Charlotte, Greensboro, Raleigh, Wilmington
  • TN: Chattanooga, Knoxville, Memphis, Nashiville
  • IL: Chicago
  • OH: Cincinnati, Cleveland, Columbus, Dayton, Toledo
  • CO: Denver
  • IA: Des Moines
  • MI: Detroit, Grand Rapids
  • IN: Indianapolis
  • FL: Jacksonville, Maimi, Orlando, Tampa
  • MO: Kansas City, Springfield, St. Louis
  • AR: Little Rock
  • KY: Louisville
  • WI: Milwaukee
  • MN: Minneapolis
  • LA: New Orleans, Shreveport, Los Angeles port
  • AZ: Nogales, Phoenix, Tucson
  • VA: Norfolk, Richmond
  • OK: Oklahoma City, Tulsa
  • NE: Omaha
  • PA: Philadelphia, Pittsburgh
  • OR: Portland
  • NY: Rochester
  • UT: Salt Lake City
  • CA: San Diego
  • DC: Washington
  • KS: Wichita.

Các loại container sử dụng để vận chuyển đường biển

  • Container hàng rời: Sử dụng các hàng hóa rời khô;
  • Container mặt bằng (Flat rack): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…;
  • Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa thông thường;
  • Container bồn (Container ISO tank): Được sử dụng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như: rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…;
  • Container hở mái (container Open Top): Được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài;
  • Container bảo ôn (Container lạnh): Gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng để vận chuyển các loại hàng hóa cần đông hoặc cấp lạnh…

Cước phí vận tải hàng hóa từ Cảng – Cảng quyết định bởi các yếu tố

  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng,…;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door,…;
  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…

Savata đã, đang và sẽ là đại lý hàng hóa của nhiều hãng tàu lớn

* Các hãng tàu biển nội địa uy tín tại Việt Nam:

Vinafco, Vosco, Vinalines, Gemadept, Nasico, Biển Đông, Viet Sun,…

* Các hãng tàu biển uy tín, danh tiếng Quốc tế:

APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, HIPPING, COSCO, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, GRAND, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, INOTRANS, SITC, TS LINE, MCC, MELL, MOL, MSC, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…

Như vậy, với những thông tin chúng tôi chia sẻ về thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chi tiết mới nhất 2022 trên đây, các Nhà xuất khẩu nào đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm chuẩn bị chứng từ, giấy tờ cần thiết nên tham khảo qua để chuẩn bị đầy đủ trong mọi trường hợp phía hải quan yêu cầu. Và để được cung cấp trọn gói Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Quốc tế bằng container đường biển nguyên chuyến, hỗ trợ nhanh về thủ tục làm hàng, xuất khẩu với giá cước phí cạnh tranh tốt nhất, hãy liên hệ ngay với Công ty vận tải biển chuyên nghiệp Savata. Cam kết hàng hóa vận chuyển “đi đến nơi – về đến chốn” theo đúng tiến độ yêu cầu…

Để lại một bình luận